Theo Nghị định 100.2019 có hiệu lực từ 1.1.2020, những trường hợp điều khiển xe không chính chủ có thể bị CSGT xử phạt tới 8 triệu đồng, trước đó, mức phạt cao nhất của lỗi này chỉ là 4 triệu đồng. Vậy hiểu thế nào cho đúng luật này để không bị phạt nhiều tiền?
Từ ngày 1.1.2020, những người đi xe không chính chủ có thể bị CSGT phạt nặng, mức tiền phạt cao nhất lên tới 8 triệu đồng. Thông tin này khiến nhiều người hoang mang khi chạy xe không đứng tên của mình, vậy hiểu như thế nào cho đúng luật?
Tăng mức phạt lên gấp đôi
Theo Nghị định 100/2019 có hiệu lực thi hành từ 1.1.2020, quy định xử phạt đối với lỗi xe không chính chủ hay còn gọi là hành vi không đăng ký sang tên xe sẽ bị mức xử phạt cao hơn. Cụ thể, Khoản 4 và Khoản 7, Điều 30 Nghị định 100 quy định:
– Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 – 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.
Nhiều lỗi vi phạm giao thông bị tăng mức phạt theo Nghị định 100
Ảnh: Vũ Phượng
– Phạt tiền từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.
Trước đó, mức phạt của lỗi này theo Nghị định 46/2016 cao nhất chỉ là 400.000 đồng đối với chủ sở hữu xe máy và 4.000.000 đồng đối với chủ sở hữu ô tô không sang tên đổi chủ theo tên của mình theo quy định. Có thể thấy, mức phạt mới đã tăng gấp đôi.
CSGT xử phạt xe không chính chủ trong trường hợp nào?
Cũng theo Nghị định 100, hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô chỉ bị xử phạt nếu được xác minh để phát hiện hành vi vi phạm trong 2 trường hợp:
– Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông
– Qua công tác đăng ký xe.
Current Time0:01
/
Duration3:14
CSGT mật phục trước quán, hàng loạt dân nhậu bị tước bằng lái 2 năm
Như vậy, xe không chính chủ là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế.
Và lỗi “xe không chính chủ” không phải cứ đi xe của người khác đứng tên thì sẽ bị phạt tiền mà chỉ bị xử phạt nếu được xác minh để phát hiện hành vi vi phạm khi thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông và qua công tác đăng ký xe của CSGT.