Tới Tây Trúc và nhận được kinh, nhiều người thắc mắc tại sao Trư Bát Giới dù có phong vị Bồ Tát nhưng vẫn không thể khôi phục lại cơ thể thật của mình.

Trong tác phẩm “Tây Du Ký”, Đường Tăng là biểu tượng cho nhân sinh, là đại diện tinh thần tích cực, Tôn Ngộ Không là đại biểu sức mạnh, Sa Tăng là sự chân thành kiên nhẫn. Trong khi đó, Trư Bát Giới là đại diện của dục vọng và lòng tham của con người. Có thể thấy nhân vật Trư Bát Giới được mô tả là người thực dụng, lười biếng. Hắn vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái chỉ huy 8 vạn thủy binh ở thiên đình. Bởi vì say rượu, chọc ghẹo Hằng Nga nên đã bị Ngọc Hoàng trục xuất khỏi thiên giới và ném vào chuồng lợn khi giáng xuống phàm trần. Cũng vì vậy mà Trư Bát Giới có dung mạo nửa người nửa lợn.

Tây Du Ký, Trư Bát Giới , tôn ngộ không

Trư Bát Giới vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái chỉ huy 8 vạn thủy binh ở thiên đình.

 

Trư Bát Giới có một tên gọi khác là Trư Ngộ Năng do Quán Thế Âm Bồ Tát đặt cho khi gặp hắn trên đường tìm người đi thỉnh kinh. Cái tên này có nghĩa là “con heo (tái sinh) nhận ra, ngộ ra khả năng của mình”, ngụ ý việc Bát Giới luôn tự đánh giá bản thân quá cao mà quên mất mình sinh ra trong một hình hài gớm ghiếc.

Cũng nhờ Quán Thế Âm Bồ Tát chỉ điểm cho Trư Bát Giới giúp đỡ Đường Tăng tới Tây Thiên thỉnh kinh thành công, đạt được kết quả khả quan. Nhưng vấn đề là sau khi hoàn thành trách nhiệm thỉnh kinh, trong khi Bạch Long Mã được khôi phục chân thân về hình dạng rồng, còn Bát Giới vẫn không thể phục hồi hình dáng thật của mình, hắn vẫn mang ngoại hình nửa người nửa lợn. Vì sao lại như vậy?

Tây Du Ký, Trư Bát Giới , tôn ngộ không

Một số người nói rằng lý do lớn nhất khiến Trư Bát Giới không trở lại cơ thể thật của mình là vì anh ta vốn là một con lợn, giống như Tôn Ngộ Không vốn là một con khỉ. Giống như hồ ly tinh có thể biến thành mỹ nữ, nhưng sau khi bị Tôn Ngộ Không đánh chết, cũng sẽ hiện nguyên hình. Điều đó cũng có nghĩa là Bạch Long trước khi trở thành ngựa bạch vốn là rồng, sau khi hoàn thành việc lấy kinh thì hắn trở về đúng nguyên thần ban đầu của Long tộc.

Tây Du Ký, Trư Bát Giới , tôn ngộ không

Nhưng vấn đề là, nguyên thần của Trư Bát Giới không phải là lợn, mà là một con người, sau khi được khai sáng thụ nhân điểm hóa bởi cửu chuyển đại hoàn kim đan và trở thành trường sinh bất tử mà không cần qua bất kỳ sự rèn luyện nào. Và hắn trở thành Thiên Bồng Nguyên Soái – một vị tướng của thiên đình cai quản 8 vạn thủy quân.

Tây Du Ký, Trư Bát Giới , tôn ngộ không

Tu luyện là để “phản bổn quy chân”, tức là hoàn thiện chính mình trên cơ sở cái gốc cội nguồn của mình, đây cũng là trạng thái cao nhất của Phật giáo. Nhưng Trư Bát Giới xuất thân là Đạo giáo, đối với hắn nếu không tu lại Đạo giáo và thành công quay về thiên đình thì mãi mãi là mang thân hình của bán yêu (nửa người nửa lợn), và hắn sẽ chết khi hết tuổi thọ. Vì vậy, mong muốn lớn nhất của Trư Bát Giới là được trở về trời và khôi phục cơ nghiệp.

Tây Du Ký, Trư Bát Giới , tôn ngộ không

Có hai cách để Trư Bát Giới tu luyện đến chính quả. Một là tự mình tu luyện lại, và khả năng này là cực kỳ thấp, Trư Bát Giới đã chọn con đường thứ hai, đó là nhập Phật thông qua Đạo. Trư Bát Giới hy vọng sau khi tu thành chính quả sẽ trở về thiên đình và khôi phục chân thân.

Nhưng khi Quan Âm chỉ điểm cho Trư Bát Giới bảo vệ Đường Tăng tới Tây Thiên chỉ hứa với hắn sẽ đạt được kết quả khả quan chứ không hứa khôi phục nguyên thần. Trư Bát Giới không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận số phận của mình. Trên thực tế, Trư Bát Giới khôi phục chân thân cũng không phải là không thể, tức là dựa theo yêu cầu của Đạo giáo, nhất định phải tu luyện lại nguyên thần, sau đó đầu thai làm người, nhưng Trư Bát Giới không dám nhận việc này vì nhiều rủi ro. Hắn thấy việc mình được phong Tịnh Đàn Sứ Giả trong thế giới Phật giáo cũng tốt.