Tôi là giám đốc một công ty, lương tháng 3 con số, cao gấp chục lần vợ tôi nhưng khi về nhà thấy vợ hì hụi trong bếp, tôi vẫn sẵn sàng lao vào rửa chén, nhặt rau bình thường. Thậm chí có lúc nhìn m.ặt thấy vợ tôi mệt tôi luôn giục nghỉ đi, để tôi làm.
Bạn bè, bố mẹ, gia đình, nhân viên của tôi trong cơ quan đều biết việc này nhưng tôi lấy đó làm hãnh diện chứ không bao giờ có suy nghĩ “thằng đàn ông kém cỏi mới rửa bát”. Thậm chí nhân viên ở cơ quan còn ngưỡng mộ vì sếp là người tình cảm, yêu chiều vợ hết mực.
Chúng ta làm việc 8 giờ, vợ cũng phải làm việc 8 giờ. Cớ gì sau giờ làm mình được phép gác ch.ân xem tivi còn vợ thì đ.ầu tắt m.ặt tối nấu ăn, rửa bát, chăm con? Làm đàn ông, sức dài v.ai rộng thì phải ba đ.ầu sáu t.ay, không quản ngại giúp vợ chứ đi làm về cơm bưng nước rót thì chả xứng làm chồng. Lấy vợ chứ có phải lấy osin đâu? Yêu vợ, thương vợ thì càng phải xắn t.ay áo vào làm đỡ đần vợ.
Quan điểm của tôi là, dù bạn có là thủ tướng, là giám đốc to đến đâu đi chăng nữa thì về nhà bạn cũng chỉ là một người chồng, một người cha bình thường. Đừng mang địa vị cao thấp trong xã hội, chuyện thu nhập ra so đo như thế. Tổng thống Mỹ Bush còn công khai chuyện ông rửa bát cho vợ trên truyền hình một cách tự hào được cơ mà?
Cớ sao bạn lại coi đó là sự nhu nhược?
Các cụ ta vẫn thường bảo “của chồng công vợ” quả đúng không sai, tôi tạo dựng cơ ngơi, mua nhà, mua xe cho vợ con cuộc sống sung túc, nhưng vợ lại là chỗ dựa tinh thần của tôi. Vợ tuy không kiếm tiền bằng tôi nhưng lại phải chăm sóc, nuôi nấng con cái, chăm lo cho gia đình thì vất vả vô cùng. Điều này còn quý giá gấp vạn lần cái lương nghìn đô kia!”
Hãy theo dõi trang để cập nhật nhiều câu chuyện nhân văn hay và ý nghĩa hơn xin cảm ơn