Nhận lời đóng Tây Du Ký không màng một đồng thù lao
Trong Tây Du Ký 1986, ngoài Đường Tăng, Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới, thì Sa Tăng cũng là nhân vật để lại ấn tượng sâu đậm cho khán giả. Có 2 diễn viên đảm nhận nhân vật này trong phim là Diêm Hoài Lễ và Vương Đại Cương, nhưng người được khán giả yêu mến và đánh giá cao hơn là cố nghệ sĩ Diêm Hoài Lễ.
Với khả năng nhập vai xuất thần, Diêm Hoài Lễ được mệnh danh là “Sa Tăng kinh điển nhất màn ảnh”.
Ít người biết, khi đóng Tây Du Ký, Diêm Hoài Lễ đã ở tuổi 50. Trong bốn thầy trò Đường Tăng, ông cũng là diễn viên lớn tuổi nhất. Lúc ấy, dù tuổi đời không còn trẻ nhưng nghệ sĩ vẫn không quản khó khăn gian khổ, lăn xả hết mình vì vai diễn.
Trước khi quay Tây du ký, Diêm Hoài Lễ là diễn viên kịch nói người Bắc Kinh, không có bất cứ kinh nghiệm diễn xuất nào. Khi Tây du ký bắt đầu tuyển diễn viên, Diêm Hoài Lễ tới đăng ký, thử vai quốc vương Ô Kê quốc nhưng vì vóc dáng cao to lại không có khí chất của quốc vương nên thất bại.
Tuy nhiên, đạo diễn Dương Khiết lại cho rằng Diêm Hoài Lễ rất hợp với vai Sa Tăng, chính vì thế ông tình cờ trở thành một trong 4 vai chính trong phim.
Bốn thầy trò Đường Tăng trên đường đi thỉnh kinh.
Diêm Hoài Lễ theo đoàn phim Tây Du Ký đi khắp nơi quay, trải qua 6 năm vất vả, đồng thời sắm vai rất nhiều nhân vật phụ trong phim. Dù là vai chính nhưng nhân vật Sa Tăng vẫn chênh lệch rất nhiều so với 3 vai chính khác.
Lời thoại của nhân vật không nhiều, chủ yếu là mấy câu như: “Đại sư huynh, sư phụ bị yêu quái bắt đi rồi”, “Đại sư huynh, sư phụ và nhị sư huynh đều bị yêu quái bắt đi rồi”… Cứ như vậy, Diêm Hoài Lễ không có nhiều cơ hội để thể hiện diễn xuất của mình.
“Sa Tăng” Diêm Hoài Lễ.
Cho đến nay, hình ảnh Sa Tăng kiệm lời nhưng cần cù, chất phác của ông vẫn ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. Thậm chí, Diêm Hoài Lễ còn được ca ngợi là “Sa Tăng kinh điển nhất màn ảnh”. Sau này, dù có nam nhiều diễn viên cũng đảm nhận vai vị đồ đệ hiền lành này nhưng vẫn không thể vượt qua được “cái bóng” quá lớn của ông.
Có một điều đặc biệt là, dù góp công rất lớn vào thành công của Tây Du Ký nhưng Diêm Hoài Lễ lại không nhận bất kỳ một đồng thù lao nào. Hành động cao đẹp, không cần báo đáp này càng khiến nhiều người thêm cảm phục tấm lòng và tình yêu dành cho nghệ thuật của cố nghệ sĩ.
Tình bạn sâu nặng với sư huynh Trư Bát Giới
Không chỉ được ca ngợi về diễn xuất, sự đức độ, Diêm Hoài Lễ còn khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi có tình bạn đẹp với “Trư Bát Giới” Mã Đức Hoa. Thời đóng Tây Du Ký, vì có nhiều cảnh quay chung, nên cả hai thân thiết với nhau nhất trong dàn diễn viên chính. Cứ thế, tình nghĩa huynh đệ của họ không chỉ có trên phim mà thực sự sâu nặng ở đời thực.
“Sa Tăng” Diêm Hoài Lễ và “Trư Bát Giới” Mã Đức Hoa có tình bạn sâu đậm từ trong phim ra ngoài đời.
Mã Đức Hoa kể, vào những năm 1980, điều kiện vật chất của đoàn phim Tây Du Ký vô cùng thiếu thốn. Mỗi khi phải đến những nơi xa xôi, đoàn phim thường xảy ra tình trạng chen chúc nhau lấy cơm hộp.
Khi ấy, sau khi quay xong, mọi người sẽ đổ xô đi nhận hộp cơm. Nhưng do mất nhiều thời gian để tháo bộ râu hoá trang rậm rạp, Diêm Hoài Lễ không kịp lấy đủ thức ăn.
Thấy vậy, Mã Đức Hoa thường chia cho ông một phần đồ ăn của mình. Cứ mỗi khi quay xong, họ lại ngồi cùng nhau ăn cơm, san sẻ từng gắp rau, miếng thịt.
Khi được hỏi tại sao lại sẵn sàng nhường đồ ăn cho Diêm Hoài Lễ, Mã Đức Hoa tâm sự ông nghĩ vai diễn của đàn anh đòi hỏi rất nhiều năng lượng, nên cần ăn nhiều hơn.
Diêm Hoài Lễ đồng thời sắm vai rất nhiều nhân vật phụ trong Tây Du Ký.
Hơn nữa, ông rất ngưỡng mộ tình yêu nghệ thuật của Diêm Hoài Lễ. Trong Tây Du Ký, ngoài Sa Tăng, nghệ sĩ họ Diêm còn tình nguyện đóng nhiều vai không lương. Theo Mã Đức Hoa, tinh thần cống hiến hết mình cho nghệ thuật này không phải ai cũng có.
Chính những ngày tháng chia ngọt sẻ bùi ấy đã vun đắp cho tình bạn giữa Diêm Hoài Lễ và Mã Đức Hoa càng thêm sâu đậm. Sau này, trước khi trút hơi thở cuối cùng, người mà “Sa Tăng” muốn gặp mặt nhất cũng chính là nhị ca “Trư Bát Giới”.
Những ngày tháng cuối đời chống chọi với bệnh tật giày vò, ra đi không thể nhắm mắt
Những ngày tháng cuối đời, Diêm Hoài Lễ lâm bệnh nặng, ngày ngày phải chống chọi với những cơn đau.
Mã Đức Hoa từng xót xa tiết lộ: “Diêm Hoài Lễ bị viêm phổi, căn bệnh khủng khiếp lắm. Anh ấy không thể ngửi thấy gì, ăn vào cũng chẳng cảm nhận được mùi vị, mắt bị lòa, tai cũng không nghe thấy rõ. Khi ra đi, anh ấy cũng đau đớn vô cùng“.
Diêm Hoài Lễ phải ngồi xe lăn vào những ngày tháng cuối đời do lâm bệnh nặng.
Khi biết nguyên nhân khiến Diêm Hoài Lễ mắc bệnh, nhiều người lại càng rơi nước mắt. Theo Mã Đức Hoa, trong một lần đoàn phim Tây Du Ký đến một ngôi làng nhỏ quay phim, vì trong phòng có quá nhiều muỗi quá nên người trong ê-kíp đã đốt hương muỗi và nhắc nhở mọi người ra ngoài.
Năm 1993, có lần, đoàn phim Tây du ký phun một lượng lớn thuốc trừ sâu DDVP (một loại thuộc trừ sâu cực kỳ độc hại) để đuổi muỗi. Trong khi mọi người rời đi vì mùi quá gắt, Diêm Hoài Lễ lại vì mắc bệnh viêm mũi mà chẳng hay biết gì, vẫn tiếp tục chăm chỉ công tác.
Khi ấy, mọi người đều đang bận rộn nên cũng không ai để ý, cứ như vậy, Diêm Hoài Lễ sống trong bầu không khí độc hại suốt một đêm. Hít phải lượng thuốc trừ sâu quá liều, hơn nữa công việc đóng phim vất vả, ông bị mắc bệnh nghiêm trọng về phổi.
Diêm Hoài Lễ lỡ duyên với đoàn phim vì sức khỏe không tốt.
Năm 2009, sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh tật, Diêm Hoài Lễ trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện, hưởng thọ 73 tuổi. Khi ông ra đi, trong phòng bệnh có bốn người là vợ, con trai, Lục Tiểu Linh Đồng và Trì Trọng Thụy.
Lúc ấy, Diêm Hoài Lễ hấp hối nhưng vẫn cố chờ đến lúc nhìn thấy được “Nhị sư huynh” lần cuối mới yên tâm nhắm mắt xuôi tay. Nhưng Mã Đức Hoa vì kẹt xe nên đến muộn không kịp gặp Diêm Hoài Lễ lần cuối.
Theo Lục Tiểu Linh Đồng, có lẽ vì không gặp được Mã Đức Hoa nên khi ra đi Diêm Hoài Lễ đã không thể nhắm mắt. Còn Mã Đức Hoa, vì không thể gặp người bạn thân thiết lần cuối, ông đã bật khóc nức nở.
Mã Đức Hoa khóc nức nở trong tang lễ của Diêm Hoài Lễ.
Nam nghệ sĩ tâm sự: “Sáng hôm ấy, Lục Tiểu Linh Đồng gọi điện bảo tôi tới ngay bệnh viện. Nhà tôi cách bệnh viện rất xa, lại gặp tắc đường nữa nên tôi không tới kịp. Khi đến nơi, Diêm Hoài Lễ đã mất rồi”.
Lúc đó, “Trư Bát Giới” chỉ còn biết quỳ xuống bên giường, ghé sát tai “Sa Tăng” và nói”: “Nhị sư huynh tới gặp anh đây“.
News
Vợ Đăng Khôi quá chất chơi, ai cũng bất ngờ với bộ ảnh mới đây
Dù đang bầu bí nhưng nhan sắc của Thủy Anh trong bộ ảnh cưới với Đăng Khôi khiến ai nấy bất ngờ. Kỷ niệm 11 năm ngày cưới, cặp đôi Đăng Khôi và Thủy Anh một lần nữa khiến khán…
‘Cô tiên từ thiện’ vừa bị b::ắt là ai?
Ngay sau khi Nguyễn Đỗ Trúc Phương (SN 1994, ngụ quận 1) bị khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy lan truyền, thông tin đời tư của ‘Cô tiên…
Diệp Lâm Anh khó yêu thêm ai sau đổ vỡ hôn nhân?
Chia sẻ sau vụ ly hôn, giành quyền nuôi con, Diệp Lâm Anh thể hiện sự buồn bã và khẳng định không có người mẹ nào muốn xa con: “Trái tim này quá đau, không thể nào đau hơn nữa. Đối với…
Cát Phượng chia sẻ xúc động về con trai khi suốt ngày “tấm ảnh cưới” của 2 mẹ con bị đưa ra câu view
Mới đây, Cát Phượng đăng ảnh chụp cùng quý tử và tâm sự, con dù lớn nhường nào vẫn chỉ là đứa trẻ trong lòng mẹ. Cát Phượng mong ước khi già đi, được con bảo vệ như ngày nào mình từng yêu thương,…
Việt Trinh lần đầu nói thẳng về chuyện bất hòa với Diễm Hương vì Lý Hùng
Mới đây, Việt Trinh chia sẻ lại một thước phim trong Tình nàng áo trắng 2. “Ký ức đẹp với chị Hồng Đào, chị Diễm Hương, Y Phụng”, cô viết. Nhiều khán giả để lại bình luận khen ngợi nhan sắc…
Người xưa có câu: “Trai tốt không lấy vợ mận gai, gái ngoan không gả chồng lêu lổng”, tại sao lại như vậy?
Cưới vợ gả chồng từ lâu đã là một trong những mốc quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng trong cuộc đời mỗi người. Đặc biệt là trong xã hội xưa, khi mà dư luận và danh dự gia đình,…
End of content
No more pages to load