Sau khi Lý Viên Viên rời đi, trên bia mộ của cô có khắc 7 chữ mà khiến nhiều người khóc khi nhìn thấy hoặc nghe thấy. Tiếc thương cho cuộc đời trẻ thơ ở lại, và thiên thần xinh đẹp đã ra đi.
“Mỹ nhân phôi tử” đúng chuẩn thẩm mỹ của người phương Đông
Lý Viên Viên sinh năm 1961 tại Tế Nam, Sơn Đông, cô tốt nghiệp Học viện Sân khấu Thượng Hải, là diễn viên hạng nhất quốc gia trẻ tuổi nhất. Trong ký ức của nhiều khán giả hậu những năm 80, Lý Viên Viên được công nhận là “mỹ nhân phôi tử” thời đại đó. Vẻ đẹp của cô là nét cổ điển và thanh lịch, rất phù hợp với tiêu chuẩn thẩm mỹ của người Phương Đông. Khi còn trẻ, hiếm có cô gái nào xinh đẹp, sở hữu đường nét thanh tú khiến người ta vừa ghen tị, vừa không thể ghét bỏ như Lý Viên Viên.
Nhan sắc Lý Viên Viên thời trẻ.
Không chỉ có ngoại hình đẹp mà Lý Viên Viên còn rất tài năng khi đóng nhiều phim truyền hình. Việc Lý Viên Viên bước chân vào giới showbiz có thể nói là “con thừa kế cha”. Bởi vì cha của cô là giám đốc sân khấu và thường giao dịch với một số nghệ sĩ trong giới giải trí. Trong khi đó mẹ Lý Viên Viên làm nghệ thuật. Chính vì vậy, con đường sự nghiệp của cô khá bằng phẳng.
Năm 1983, Lý Viên Viên lần đầu tiên đặt chân vào thế giới điện ảnh. Trong phim, Lý Viên Viên vào vai một cô gái giản dị. Năm 1986, Lễ hội Shakespeare đầu tiên của Trung Quốc được tổ chức và Lý Viên Viên – Tiêu Hoàng cùng đóng trong vở kịch “Antony và Cleopatra” đã nhận được nhiều lời khen ngợi, thậm chí được mời biểu diễn trong hơn 40 buổi liên tiếp.
Năm 1989, cô giành được giải thưởng Kim Ưng cho Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất trong bộ phim truyền hình “Buổi sáng ở Thượng Hải”. Sau này Lý Viên Viên còn góp mặt trong nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình, nhưng đáng nhớ nhất là vai Tô Văn Hoàn của cô trong “Vi thành”. Bộ phim giúp Lý Viên Viên nhận được sự tán thưởng rộng rãi. Đạo diễn từng nói rằng, cô sinh ra là để đóng vai này, và ngay cả nhà văn nổi tiếng Tiền Chung Thư cũng đánh giá cao điều đó.
Năm 1998, nhờ tham gia bộ phim truyền hình “Câu chuyện Hong Kong”, Lý Viên Viên đã giành được giải thưởng Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Kim Ưng lần thứ 16. Các tài nữ thời đó, điển hình là Lý Viên Viên là mỹ nữ thực thụ, không qua chỉnh sửa mà vẫn toát lên vẻ đẹp tự nhiên nên cả kỹ năng diễn xuất lẫn nhan sắc đều vượt trội so với các nữ diễn viên hiện nay. Thậm chí, nam diễn viên Trần Đạo Minh từng khen cô là “một trong số ít những người có học thức trong làng giải trí”.
Năm 2001, Lý Viên Viên tham gia bộ phim truyền hình “Thế kỷ nhân sinh”, vai nữ chính Đổng Trúc Quân của cô thành công vang dội và giành được giải thưởng Kim Ưng lần thứ 21 cho Nữ diễn viên xuất sắc. Tuy nhiên, vào thời điểm trao giải, Lý Viên Viên phải chống chọi với cơn bạo bệnh trong bệnh viện. Mặc dù Lý Viên Viên không trực tiếp đến lễ trao giải, nhưng ban tổ chức vẫn công bố giải cho cô. Không chỉ trở thành diễn viên đầu tiên có giải nhưng vắng mặt trên sân khấu Kim Ưng mà đó cũng cơ hội cuối cùng cô được đứng trên sân khấu.
Hai cuộc nhân lỡ dở, qua đời vì bạo bệnh để lại con thơ
Cuộc sống hôn nhân của Lý Viên Viên đến nay vẫn là khúc mắc trong lòng người hâm mộ. Được biết, người chồng đầu tiên của Lý Viên Viên là một nhà biên kịch có tiếng, vì tính cách không hợp nên hai người phải ly hôn. Người chồng thứ hai là Dương Thành, dù bận rộn với công việc nhưng anh rất yêu Lý Viên Viên và cuộc sống của họ rất ngọt ngào.
Nhưng không ai nghĩ rằng từ tháng 9/2000 (lúc nữ diễn viên 39 tuổi), cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung, sau đó được phẫu thuật và điều trị bằng phương pháp xạ trị, rồi sinh con năm 40 tuổi. Trước khi đón ngày con đến, Lý Viên Viên chấp nhận sự sắp đặt của số phận. Nhưng vì con, Lý Viên Viên đã chọn cách kiên cường đối mặt và chiến đấu với bệnh tật một cách ngoan cường.
Không may, Lý Viên Viên vẫn bị bạo bệnh đánh bại, đứa trẻ mồ côi mẹ khi mới hai tuổi. Cô qua đời tại Bắc Kinh vào ngày 20/10/2002, ở tuổi 41. Tại lễ tưởng niệm Lý Viên Viên, hàng nghìn người hâm mộ đã đến chia buồn, nhiều diễn viên tên tuổi trong làng giải trí cũng tới tiễn đưa cô. Sau khi Lý Viên Viên rời đi, trên bia mộ của cô có khắc bảy chữ “Phi ba mĩ lệ đích thiên sứ” (có nghĩa Hãy bay đi, thiên thần xinh đẹp – pv). Nhiều người đã khóc khi nhìn thấy hoặc nghe thấy dòng chữ này, tiếc thương cho cuộc đời trẻ thơ ở lại và thiên thần xinh đẹp đã ra đi.
Mặc dù Lý Viên Viên đã rời xa trần thế, nhưng tinh thần làm việc và chiến đấu của cô vẫn còn đồng hành cùng rất nhiều thế hệ sau này. Nhiều diễn viên đã lấy Lý Viên Viên làm tấm gương. Mỗi khi nghĩ đến cô, ai cũng đều nghĩ đến một nữ diễn viên có nụ cười rất tươi, tỏa nắng và rất đẹp.