Từ ngày 1/11, giá vé của 132 tuyến xe buýt Hà Nội sẽ tăng từ 1.000 đến 11.000 đồng mỗi lượt, tùy thuộc cự ly, loại vé và diện ưu tiên.
Giá vé lượt cự ly dưới 15 km có mức tăng thấp nhất từ 7.000 lên 8.000 đồng. Mức tăng cao nhất ở cự ly trên 40 km, từ 9.000 lên 20.000 đồng. Cụ thể:
Giá vé tháng xe buýt sẽ tăng trung bình 40%. Học sinh, sinh viên, công nhân sẽ phải trả thêm 15.000 đồng mỗi tháng cho vé một tuyến và 40.000 đồng mỗi tháng cho vé liên tuyến.
Hà Nội sẽ miễn tiền vé cho người có công, cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo.
Sở Giao thông Vận tải lý giải cơ cấu vé và giá vé xe buýt được áp dụng từ năm 2014 đến nay không còn phù hợp với sự phát triển của mạng lưới tuyến. Thời điểm điều chỉnh giá vé năm 2014, mạng lưới buýt có 72 tuyến và nhánh tuyến, trong đó tuyến dài nhất là 49,9 km.
Sau 10 năm, mạng lưới buýt đã có 132 tuyến, phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã, trong đó tuyến có cự ly dài nhất lên tới 61,05 km. Các tuyến cự ly 30-60 km có mức giá như nhau là chưa hợp lý.
Xe buýt đón khách ở ga đường sắt trên cao Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Ảnh: Võ Hải
Bên cạnh đó, giá vé xe buýt hiện nay “tương đối thấp với khả năng chi trả của người dân, kể cả người lao động có thu nhập thấp”. Thu nhập bình quân của người dân Hà Nội đã tăng đáng kể. Từ năm 2014 đến nay mức lương cơ bản đã tăng 7 lần (từ 1.150.000 lên 2.340.000 đồng, tăng 103%). Chi phí cho hoạt động vận tải công cộng đã tăng gần 50% so với năm 2014.
Vì vậy, duy trì mức giá vé xe buýt từ năm 2014 đến nay đã không còn phù hợp. Việc điều chỉnh giá vé là giải pháp cấp thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút thêm các nhà đầu tư vào lĩnh vực vận tải công cộng; tăng thu ngân sách nhà nước, đảm bảo chi phí trợ giá cho xe buýt ở mức hợp lý. Tăng giá vé sẽ giúp thành phố thu thêm 300 tỷ đồng mỗi năm, giảm mức trợ giá nhà nước.
Hà Nội hiện có 154 tuyến xe buýt, trong đó 132 tuyến trợ giá, 8 tuyến không trợ giá, 12 tuyến kế cận và 2 tuyến city tour, phủ đến tất cả 30/30 quận, huyện, thị xã và 512/579 xã phường, thị trấn. Toàn thành phố có hơn 2.000 xe buýt, trong đó trăm xe sử dụng năng lượng sạch. Hỗ trợ tài chính cho xe buýt từ ngân sách thành phố tăng đáng kể trong những năm gần đây, từ mức trung bình 1.370 tỷ đồng/năm trong giai đoạn 2015-2019 lên đến 2.750 tỷ đồng vào năm 2023.
News
Vợ Đăng Khôi quá chất chơi, ai cũng bất ngờ với bộ ảnh mới đây
Dù đang bầu bí nhưng nhan sắc của Thủy Anh trong bộ ảnh cưới với Đăng Khôi khiến ai nấy bất ngờ. Kỷ niệm 11 năm ngày cưới, cặp đôi Đăng Khôi và Thủy Anh một lần nữa khiến khán…
‘Cô tiên từ thiện’ vừa bị b::ắt là ai?
Ngay sau khi Nguyễn Đỗ Trúc Phương (SN 1994, ngụ quận 1) bị khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy lan truyền, thông tin đời tư của ‘Cô tiên…
Diệp Lâm Anh khó yêu thêm ai sau đổ vỡ hôn nhân?
Chia sẻ sau vụ ly hôn, giành quyền nuôi con, Diệp Lâm Anh thể hiện sự buồn bã và khẳng định không có người mẹ nào muốn xa con: “Trái tim này quá đau, không thể nào đau hơn nữa. Đối với…
Cát Phượng chia sẻ xúc động về con trai khi suốt ngày “tấm ảnh cưới” của 2 mẹ con bị đưa ra câu view
Mới đây, Cát Phượng đăng ảnh chụp cùng quý tử và tâm sự, con dù lớn nhường nào vẫn chỉ là đứa trẻ trong lòng mẹ. Cát Phượng mong ước khi già đi, được con bảo vệ như ngày nào mình từng yêu thương,…
Việt Trinh lần đầu nói thẳng về chuyện bất hòa với Diễm Hương vì Lý Hùng
Mới đây, Việt Trinh chia sẻ lại một thước phim trong Tình nàng áo trắng 2. “Ký ức đẹp với chị Hồng Đào, chị Diễm Hương, Y Phụng”, cô viết. Nhiều khán giả để lại bình luận khen ngợi nhan sắc…
Người xưa có câu: “Trai tốt không lấy vợ mận gai, gái ngoan không gả chồng lêu lổng”, tại sao lại như vậy?
Cưới vợ gả chồng từ lâu đã là một trong những mốc quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng trong cuộc đời mỗi người. Đặc biệt là trong xã hội xưa, khi mà dư luận và danh dự gia đình,…
End of content
No more pages to load