Lần đầu tiên chồng dẫn tôi về ra mắt gia đình, tôi cảm thấy mẹ anh không thích mình. Thậm chí, tôi còn nghĩ rằng bà không muốn con trai mình lấy tôi. Khi chồng tôi nói muốn tổ chức đám cưới với tôi, mẹ của anh tỏ vẻ không đồng ý. Nhưng sau đó chúng tôi vẫn lấy nhau. Chồng tôi nói rằng mẹ không thể cản anh được.
Sau này khi về làm dâu nhà chồng, tôi mới hối hận vì sao lại bất chấp dáng vẻ không đồng ý của mẹ chồng mà vẫn kiên định lấy anh. Anh của ngày trước khi yêu tôi hoàn toàn khác với anh khi đã làm chồng tôi. Anh thích tụ tập bạn bè, thích rượu chè, anh còn có một cô bồ cũ thường xuyên liên lạc.
Không chỉ vậy, chồng tôi còn có một người cha thích đánh đập vợ. Dù rằng bố mẹ chồng tôi thường không sống gần nhau, nhưng chỉ cần bố chồng về nhà thì chắc chắn đó là một ngày nhà tôi không yên bình. Nhưng thay vì lên tiếng, hay khóc lóc, mẹ chồng của tôi chỉ im lặng. Như đã quá quen, cũng như là mặc kệ.
Nhưng lần đầu tiên tôi bị chồng đánh, mẹ chồng là người thoa thuốc cho tôi. Những ngày tôi đi khám thai, người đi cùng tôi là mẹ chồng. Và khi tôi bị sẩy thai vì cô bồ cũ của chồng, cũng chỉ có mẹ chồng ở bên chăm sóc tôi trong bệnh viện. Càng sống lâu cùng mẹ chồng thì tôi càng hiểu bà là người thường xuyên im lặng. Nhưng bà luôn là người xuất hiện khi tôi cần.
Rất nhiều lần tôi trách mẹ chồng vì sao không lên tiếng dạy đứa con trai của mình. Nhưng có lẽ chính bà cũng không thể lên tiếng để bảo vệ mình trước người chồng tệ bạc. Chính bà cũng không đủ sức để dạy đứa con trai đã học phải tính xấu từ cha, đã bị bà yêu thương cưng chiều từ nhỏ.
Ngày ly hôn chồng, tôi về nhà gói ghém đồ đạc. Mẹ chồng đợi tôi xách vali ra thì dúi vào tay tôi một gói đồ. Sau đó, lần đầu tiên tôi nghe bà nói nhiều như thế, sau những năm tôi thấy bà im lặng:
“Mẹ từ nhỏ đã chiều hư nó. Đến khi nó lớn rồi mẹ cũng không dạy nó được nữa. Nó có bao nhiêu tính xấu mẹ đều biết hết. Ngày trước mẹ mong con đừng bước chân vào nhà này. Giờ khi con bước đi ra, mẹ mong con tìm được tấm chồng tốt hơn con của mẹ”.
Ảnh minh họa: Internet
Gói đồ bà đưa cho tôi là chiếc áo dài tự tay bà may, bà nói là quà cưới sau này cho tôi lấy chồng mới. Không hiểu sao lúc đó tôi lại khóc, chắc vì thương mình mà cũng thương lấy người phụ nữ trước mặt. Bà là người vợ nhu nhược không thể rời khỏi người chồng tệ bạc với mình, cũng là người mẹ kém cỏi chẳng thể dạy được con trai nên người. Nhưng bà cũng chỉ là một người đàn bà, chắc đã đau lòng rất lâu, đã mệt mỏi rất nhiều.
Khi tôi quay lưng đi, tôi chẳng bao giờ quên được người đàn bà như thế. Vì tôi cũng từng sống như bà, còn bà thì dẫu khao khát cũng không dám trở thành tôi tự do của bây giờ.
News
Vợ Đăng Khôi quá chất chơi, ai cũng bất ngờ với bộ ảnh mới đây
Dù đang bầu bí nhưng nhan sắc của Thủy Anh trong bộ ảnh cưới với Đăng Khôi khiến ai nấy bất ngờ. Kỷ niệm 11 năm ngày cưới, cặp đôi Đăng Khôi và Thủy Anh một lần nữa khiến khán…
‘Cô tiên từ thiện’ vừa bị b::ắt là ai?
Ngay sau khi Nguyễn Đỗ Trúc Phương (SN 1994, ngụ quận 1) bị khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy lan truyền, thông tin đời tư của ‘Cô tiên…
Diệp Lâm Anh khó yêu thêm ai sau đổ vỡ hôn nhân?
Chia sẻ sau vụ ly hôn, giành quyền nuôi con, Diệp Lâm Anh thể hiện sự buồn bã và khẳng định không có người mẹ nào muốn xa con: “Trái tim này quá đau, không thể nào đau hơn nữa. Đối với…
Cát Phượng chia sẻ xúc động về con trai khi suốt ngày “tấm ảnh cưới” của 2 mẹ con bị đưa ra câu view
Mới đây, Cát Phượng đăng ảnh chụp cùng quý tử và tâm sự, con dù lớn nhường nào vẫn chỉ là đứa trẻ trong lòng mẹ. Cát Phượng mong ước khi già đi, được con bảo vệ như ngày nào mình từng yêu thương,…
Việt Trinh lần đầu nói thẳng về chuyện bất hòa với Diễm Hương vì Lý Hùng
Mới đây, Việt Trinh chia sẻ lại một thước phim trong Tình nàng áo trắng 2. “Ký ức đẹp với chị Hồng Đào, chị Diễm Hương, Y Phụng”, cô viết. Nhiều khán giả để lại bình luận khen ngợi nhan sắc…
Người xưa có câu: “Trai tốt không lấy vợ mận gai, gái ngoan không gả chồng lêu lổng”, tại sao lại như vậy?
Cưới vợ gả chồng từ lâu đã là một trong những mốc quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng trong cuộc đời mỗi người. Đặc biệt là trong xã hội xưa, khi mà dư luận và danh dự gia đình,…
End of content
No more pages to load