* Dưới đây là câu chuyện của bà Ban (65 tuổi, Trung Quốc), đang được cộng đồng mạng Trung Quốc chia sẻ.
Bà Ban từng là giáo viên tiểu học nổi tiếng trong vùng. Sau khi nghỉ hưu, bà vẫn nhận học sinh để dạy thêm ở nhà, cũng như kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Chồng bà mất cách đây khoảng chục năm, chỉ còn người con trai duy nhất để trông cậy.
Vốn là một người mẹ hiền lành và mẫu mực, bà Ban luôn quan tâm đến và tôn trọng mọi quyết định của cậu con trai. Sau khi lo xong chuyện cưới xin cho người con trai, điều mà bà Ban luôn mong mỏi chính là được sống chung với các con trong suốt phần đời còn lại. Bởi nhiều năm qua, bà chỉ lủi thủi một mình, thi thoảng con về thăm mới có tiếng cười nói trong nhà.
May mắn thay, sau khi kết hôn, con trai bà Ban có được một công việc ổn định gần nhà nên đưa vợ về sống cùng mẹ trong ngôi nhà tuy cũ nhưng vẫn rộng rãi, thoải mái năm xưa. Trong thời gian sống chung, bà Ban coi con dâu như con gái ruột của mình. Biết vợ chồng con trai bận bịu công việc nên bà thường đảm nhận phần lớn công việc nhà. Thường ngày, con dâu chỉ cần phụ bà quét dọn nhà cửa, rửa bát và phơi quần áo mà thôi. Bữa sáng và bữa trưa cũng do bà Ban làm để các con không phải đi ăn ngoài.
Ảnh minh họa
Đến bữa tối, gia đình 3 người vẫn thường xuyên ăn cơm cùng nhau. Đó là điều khiến bà Ban cảm thấy vô cùng hạnh phúc và ấm lòng nhất vì không phải lủi thủi một mình như xưa. Với người phụ nữ 67 tuổi, việc nội trợ chính là sở thích và một phần trách nhiệm nên chẳng hề phàn nàn hay than thở với ai.
Tuy nhiên, cuộc sống của gia đình bà Ban dần thay đổi sau khi cháu trai ra đời. Bên cạnh việc nhà, bà Ban còn phụ trông cháu, thay bỉm sữa, giặt tã mỗi ngày. Cũng trong thời gian này, con dâu bà được nghỉ thai sản nên 2 mẹ con gặp và nói chuyện với nhau nhiều hơn. Những tưởng điều này sẽ giúp bà Ban và con dâu ngày một gắn kết, ấy vậy mà xích mích liên tục xảy ra.
Bà Ban vốn chiều chuộng cháu trai, thích gì là phải mua cho bằng được. Thế nhưng, con dâu lại có cách giáo dục nghiêm khắc hơn. Cháu trai càng lớn thì sự bất đồng quan điểm giữa bà Ban và con dâu ngày một nhiều. Có lần, bà giận đến mức nói rằng “không bao giờ nói chuyện với con dâu”.
Vào một ngày nọ, khi đang dọn dẹp nhà cửa, bà Ban bất ngờ chóng mặt và ngã xuống đất. Bà được hàng xóm nhanh chóng đưa đến bệnh viện. Trong suốt 2 tuần nằm viện, con trai và con dâu bà chỉ đến thăm 1 lần duy nhất, không hề phụng dưỡng hay chăm sóc bà. May có người chị họ đỡ đần, sức khỏe của bà Ban mới dần cải thiện và được về nhà.
Ảnh minh họa
Sau khi ra viện, bà Ban quyết định ra ở riêng. Với lương hưu của mình, bà có thể tự sống một mình mà không cần sự hỗ trợ của các con. Bà Ban còn viết giấy trao tặng căn nhà 50m2 cho con trai, rồi tự thuê một căn nhà trong khu tập thể cũ với giá 5700 NDT/ tháng (khoảng 20 triệu đồng).
Kể từ khi mẹ ra ngoài ở riêng, vợ chồng con trai phải tự lo liệu mọi thứ. Họ phải thức dậy lúc 6 giờ sáng để chuẩn bị đồ ăn, cơm trưa rồi đưa con trai đến trường. Chiều đến, cả hai thay nhau xin về sớm để kịp đón con. Thời gian đảo lộn nên công việc của cả 2 vợ chồng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Thời gian trôi qua, vợ chồng con trai bà Ban dần nhận ra lỗi lầm của mình. Họ nhiều lần xin lỗi và mời mẹ về sống chung nhưng đều nhận lại cái lắc đầu lạnh lùng.
Về phía bà Ban, cuộc sống ở khu tập thể vui vẻ và thuận lợi hơn bà nghĩ. Tại đây, bà có thêm nhiều người bạn hợp tính, thường cùng nhau tập dưỡng sinh và cả đi du lịch. Nhiều lần được bạn bè hỏi han, bà Ban cho biết vẫn luôn nhớ nhung con cháu, nhưng vẫn nhất quyết ở riêng để có thời gian cho bản thân, cũng như tránh xích mích không đáng có.