Chị dâu tìm đến nhà cầu xin hỗ trợ cháu gái vừa đỗ đại học: Tôi lặng người khi biết bố đứa trẻ là ai
Quyết định liều lĩnh ở thời điểm đó đã giúp tôi không phải ân hận trong những ngày tháng sau này.
Câu chuyện dưới đây là của người đàn ông tên Minh Viễn (42 tuổi), sống tại Giang Tô, Trung Quốc.
Vào một đêm hè năm 2017, tôi đang xem ti vi tại nhà thì bỗng nhiên nghe thấy tiếng gõ cửa. Mở cửa ra, tôi thấy chính là chị dâu với vẻ mặt hoảng loạn. Tôi vội mời cô ấy vào nhà và hỏi chuyện gì đã xảy ra. Cô ấy khóc lóc nói: “Chị không biết phải làm sao nữa, chú phải giúp chị.” Tiếp đó cô ấy mới kể, con gái đã thi đỗ đại học, nhưng gia đình thực sự không có khả năng chi trả học phí.
Nghe vậy, tôi cũng cảm thấy rất xót xa. Gia đình chị dâu quả thật gặp rất nhiều khó khăn. Chồng cô ấy là anh họ của tôi. Anh đã mất được 3 năm vì bệnh tật, để lại một khoản nợ lớn. Chị dâu một mình nuôi con, đồng thời gom tiền trả nợ.
Sau một hồi suy nghĩ, tôi nói: “Được, tiền này em sẽ lo.” Chị dâu tôi nghe vậy, khóc nức nở cảm ơn. Khi cháu gái lên nhập học, tôi biết thêm một bí mật động trời. Chị dâu nói: “Con bé thực ra không phải là con của chồng chị.” Tôi ngạc nhiên: “Là sao?” Chị nói, đứa bé là con của anh trai ruột của tôi. Đáng tiếc, anh ấy ấy đã hi sinh trong một lần chống lũ vài năm trước. Tôi không thể nào tin nổi, anh ấy lại có một đứa con với vợ của anh họ.
Thời điểm đó, tôi mới lập gia đình. Hai vợ chồng tuy không khá giả nhưng cũng để dành được phần nào. Tôi sợ rằng nếu cưu mang thêm một đứa trẻ học đại học, vợ tôi sẽ phản đối.
Nhưng nói thế nào thì chúng tôi cũng là người một nhà, có thể giúp được bao nhiêu thì giúp. Biết được thân thế thực sự của cháu gái, vợ tôi ủng hộ việc hỗ trợ chị dâu tiền đi học. Dù sao đó cũng là sai lầm của người lớn, không thể để đứa trẻ phải chịu trách nhiệm với lỗi lầm mà bố mẹ gây ra.
Chị dâu thú nhận: “Khi đó còn trẻ, không biết suy nghĩ, chị và anh của chú đã phạm phải điều sai lầm. Sau đó anh ấy đi chống lũ và không bao giờ trở về nữa.” Nghe những lời này, lòng tôi rối bời.
Tôi hỏi chị ấy tại sao không nói sớm? Chị dâu lau nước mắt nói: “Chị sợ ảnh hưởng đến danh tiếng của anh ấy, cũng sợ mọi người khinh thường con bé.” Nghe đến đây, tôi thở dài và nói: “Mọi chuyện đã qua rồi, bây giờ quan trọng nhất là đứa trẻ.”
Tôi quyết định không chỉ lo cho cô bé đi học đại học, mà còn coi như con của mình để yêu thương. Dù sao, đứa trẻ ấy cũng có huyết thống với tôi. Trong khoảng thời gian đó, tôi đã đi vay khắp nơi để gom tiền đóng học phí cho cháu gái. Tôi cũng thường xuyên đến thăm cô bé, mua cho cô bé những đồ dùng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Nhìn thấy cô bé lớn lên từng ngày, càng ngày càng giống anh trai, tôi vừa vui mừng vừa đau khổ.
Có một lần, khi tôi đến thăm cháu, cô bé đang ngồi trong phòng đọc sách. Tôi bước vào, cô bé ngẩng đầu lên và gọi tôi một tiếng “chú”. Tôi đáp lại, nhưng trong lòng cảm thấy một sự gần gũi đặc biệt.
Cô bé hỏi tôi: “Chú ơi, tại sao chú lại tốt với con như vậy?” Tôi cười nhẹ và nói: “Vì con là con gái của người anh thân nhất với chú.” Nghe vậy, cô bé rưng rưng nước mắt nói: “Con cũng muốn có một người bố như chú.”
Nghe những lời đó, lòng tôi se lại. Tôi đáp lại: “Chú cũng coi như là bố của con.” Cô bé ôm chầm lấy tôi và bật khóc. Từ đó về sau, tôi thực sự đã coi cháu gái như con đẻ của mình. Tôi kể cho cô bé nghe về những câu chuyện giữa mình và anh trai, nói cho cô bé biết bố cô là người dũng cảm như thế nào. Cô bé lắng nghe một cách nghiêm túc, trong mắt đầy sự ngưỡng mộ.
Thời gian trôi qua nhanh chóng, và cô bé đã tốt nghiệp đại học. Cô bé cũng đã học cách tự lập, tìm được công việc, có thể tự nuôi sống mình.
Đôi khi, tôi tự hỏi, nếu anh trai còn sống, anh ấy chắc chắn sẽ tự hào về con gái mình. Còn tôi, cũng cảm thấy may mắn vì đã đưa ra quyết định đúng đắn ngày xưa.