Nghe con kể lại, tôi thấu hiểu được nỗi đau của con.
Tôi năm nay 39 tuổi, hiện đang làm mẹ đơn thân của một cậu con trai 5 tuổi


và tôi cũng chưa từng kết hôn bao giờ. Trước kia khi chưa có con, Tết đối với

tôi đơn giản lắm nhưng chí ít ra cũng háo hức, vui vẻ nhưng từ hồi có con, mỗi
dịp Tết là thời điểm buồn nhất trong lòng tôi vì đã không cho con một gia đình
hoàn chỉnh.

Hồi còn trẻ, tôi là một cô gái có nhan sắc cũng bình thường, học vẫn trung
bình và một công việc với mức thu nhập không quá ít. Cũng nhiều lần có bạn

trai nhưng cuối cùng tôi vẫn chưa chốt bến đỗ cho mình đến khi gặp anh ấy ở
tuổi 33, một người đàn ông ân cần, chu đáo, rất biết quan tâm đến tôi. Tôi bị ấn tượng bởi vẻ ngoài lạnh lùng nhưng bên trong đầy ấm áp của chàng trai Sài

Gòn ra Bắc lập nghiệp.
Thế rồi chuyện gì tới cũng tới, chúng tôi yêu nhau và tôi có bầu. Thế nhưng đối

mặt với thông báo có bầu từ phía tôi anh cũng thổ lộ đã có gia đình ở trong
Nam nhưng trước đó lại nói dối tôi là còn độc thân. Tôi đau đớn không tin cho
đến khi được nhìn những bức ảnh gia đình 3 người của anh chụp chung hạnh
phúc với nhau. Anh bắt tôi phải bỏ đứa trẻ đi bằng không thì hãy tự nuôi con
một mình và tôi đã lựa chọn phương án số 2.

Ảnh minh họa

Ở cái tuổi tôi lúc đó cũng đã có chút gọi là quá lứa nhỡ thì, thôi thì chép
miệng “không cần đàn ông, tự mình vẫn nuôi con được tốt”. Anh quay trở lại
Sài Gòn còn tôi tự mình sinh con ngoài Bắc. Khoảng thời gian đầu, anh có gửi
cho tôi ít tiền sinh hoạt phí nhưng sau đó thì lặn dần và cũng mất liên lạc.
5 năm đằng đẵng nuôi con một mình với tôi là bao khổ cực về mọi mặt, áp lực
tiền bạc, áp lực cuộc sống, sự dè bỉu của xã hội và sự chối bỏ của bố mẹ ở
dưới quê. Thế nhưng nhìn đứa trẻ đáng yêu, cốt nhục của mình đang lớn lên
từng ngày, tôi vẫn tự dặn mình mạnh mẽ để có thể chăm lo tốt cho con.

Cũng kể từ ngày có con tôi cũng không dám về ngoại ngày Tết vì sợ bố mẹ
mất mặt, chỉ về khi đã hết Tết hoặc trong năm. Mẹ tôi thì vẫn gọi điện giục về
nhưng tôi sợ bố mà cũng thương bố, người đàn ông nóng tính, gia trưởng và sĩ
diện nhưng sâu thẳm vẫn rất thương con nhưng chẳng biết nói gì. Vậy nên suốt
5 năm qua kể từ ngày có thêm con trai, mỗi dịp Tết đến xuân về chúng tôi chỉ
thui thủi quanh xóm trọ hoặc đi chơi xuân ở nơi xa mà không được về nhà.
Tết năm nay con trai đã 5 tuổi cũng đã biết nhiều thứ và mong muốn được về
quê ăn Tết như các bạn. Vì thế tôi đã xin phép trước bố mẹ được đưa con về
quê đón Tết và ông bà cũng mừng rỡ lắm. Vậy là những ngày gần đây, tôi đã
cùng con trai sửa soạn đồ đạc, sắm rất nhiều quà Tết để mang về biếu ông bà
họ hàng. Chưa Tết nào tôi thấy thằng con trai lại vui như Tết này, hóng từng
ngày được nghỉ học về quê đón Tết. Thậm chí còn nói với mẹ hay là không học
nữa về quê luôn.

Nghe mà thấy vừa mừng vui nhưng cũng vừa thương con. Đang tâm trạng háo
hức như vậy mà hôm nay nó đi học về lại trưng cái bộ mặt như “bánh đa nhúng
nước”, mẹ hỏi gì cũng không nói lại còn bày đặt dỗi không về quê ăn Tết nữa.
Thấy vậy tôi lại phải dịu giọng hóa giải nỗi buồn cho con.
– Con thích về quê ăn Tết với ông bà vậy cơ mà, sao không giờ lại bảo không về
nữa, thế mình mẹ về nhé, mẹ sẽ mang hết quà Tết này về.
– Vâng, mẹ về đi con không về nữa đâu.
Thấy làm lạ tôi đành phải trò chuyện lâu hơn thì thằng bé mới kể:
– Hôm nay con vui con kể cho các bạn là tớ cũng sắp được về quê đón Tết với
ông bà đấy, xong rồi có bạn hỏi con là cậu bé nhà ông bà nội trước hay không
bà ngoại trước? Con mới nói con chỉ về nhà ông bà ngoại ăn Tết thôi, hết Tết
con lại lên đi học.
– Thì đúng là vậy mà, hai mẹ con mình sẽ về nhà ông bà ngoại ăn hết Tết luôn,
ăn hết bánh chưng với thịt rồi với lên Hà Nội chứ có lên sớm đâu.
– Nhưng rồi bạn hỏi con là sao cậu không về nhà ông bà nội ăn Tết, nhà bạn ý
năm nào cũng phải về nhà nội ăn Tết sau đó mới được sang nhà ngoại. Vậy nên
bạn ý được đi 2 nơi thích hơn con.
Thế xong rồi con trả lời sao:
– Con bảo nhưng mà tớ không có bố, bố tớ chết rồi. Thế nhưng cậu ý vẫn bảo là
bố chết thì vẫn còn quê nội để về mà, xong cậu ý bảo con nói dối. Con có nói
dối đâu, mẹ chẳng bảo con là thế còn gì.
Nghe con trai nói mà tim tôi đau thắt, nước mắt đã trào ra ở khóe mắt chưa

biết nói gì ngay lúc đó mà chỉ biết ôm con vào lòng, hít một hơi thật sâu trả lời

– Nhà chúng ta đặc biệt hơn nhà bạn và chỉ có nhà ông bà nội thôi sẽ không có
nhà ông bà ngoại. Mặc dù vậy ai cũng yêu thương con và nhất là mẹ, mẹ sẽ đưa
con đi chúc Tết mọi nơi con muốn.
– Nhưng có đúng là bố con chết rồi không hả mẹ?
Tôi lặng lẽ gật đầu và không nói gì thêm nữa.

Suốt nhiều năm qua tôi vẫn nói với đứa trẻ như thế và nó đều lẳng lặng cho
qua nhưng năm nay thì khác rồi, con đã có hiểu biết hơn, suy nghĩ hơn và cũng
để ý những lời mọi người nói nhiều hơn. Vậy nên tôi chưa biết phải nói chính
xác với con như thế nào để đứa trẻ không buồn và cũng thôi không nghĩ về bố
nó nữa.
Tâm sự từ độc giả hanguyen…
Khi trở thành một người cha người mẹ hẳn không ai mong muốn đơn độc trong
hành trình nuôi dạy con bởi mỗi ông bố, bà mẹ đơn thân nuôi con không chỉ
đối mặt với áp lực tài chính mà còn đối mặt với sự dè bỉu từ dư luận xã hội, và
đau đơn nhất là những câu hỏi khó trả lời mà con cái thường đặt ra. Ví dụ như
“mẹ ơi tại sao con không có bố?”, “mẹ ơi bố con đâu”… Với tư cách là một người
mẹ, câu trả lời của họ như thế nào sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời của đứa trẻ rất
nhiều.
Một câu trả lời thông minh có thể gợi ý cho mẹ như: “Ai nói rằng con không có
bố? con chắc chắn là có bố chứ, chỉ là bố không sống cùng với mẹ và còn thôi
nhưng bố rất yêu Dao Dao và mãi là như thế. Hiện tại bố đang đi công tác rất
xa, khi nào bố trở về mẹ sẽ nói bố đến thăm con ngay lập tức”.
Thực tế khi trẻ còn bé, trẻ sẽ cần mẹ hơn, bởi sự chăm sóc của mẹ thường chu
đáo và tinh tế hơn. Nhưng khi các con lớn lên, nhất là khi lên 4, 5 tuổi, các con
càng cần ở bên bố nhiều hơn vì bố có bờ vai rộng, tính cách mạnh mẽ, dũng
cảm c
chăng nữa, câu nói “Đừng lo, có bố ở đây rồi” của bố có thể xua tan nỗi sợ hãi,
lo lắng trong lòng đứa trẻ.
Người bố là chỗ dựa của con, có thể cho con cảm giác an toàn, đặc biệt một
người cha ưu tú sẽ trở thành “thần tượng” mà con ngưỡng mộ.
Bố là người đàn ông đầu tiên xuất hiện trong cuộc đời đứa trẻ, khi con lớn lên
có bố đồng hành có thể giúp con hiểu mình hơn, tự tin hơn.
Tiến sĩ Obie Clayton – Đại học Morehouse, cho biết: “Người cha có ảnh hưởng
rất lớn đến con gái và nhiều hơn nữa với con trai. Nếu người cha có thể đồng
hành cùng con gái mình với chất lượng cuộc sống cao hơn thì những cô gái này
cũng sẽ có con đường trường thành suôn sẻ hơn trong tương lai.”
Mỗi đứa trẻ cần có sự đồng hành và thừa nhận của cả cha lẫn mẹ. Đứa trẻ chỉ
lớn lên một lần, khi lớn lên và nhớ lại tuổi thơ, nếu tất cả những điều tốt đẹp
đều đến từ mẹ thì đó sẽ là sự tiếc nuối rất lớn.
“Bố không cần con nữa à?”
“Bố không thích con à?”
“Bố và mẹ có thực sự ly hôn không?”
Dù là ly hôn hay vì lý do nào khác, hãy nói thật với con nhưng đừng nói với con
những mối hận thù, oán hận giữa người lớn, cuối cùng phải nói với con rằng
“Bố sẽ luôn yêu con”.