Rễ hành củ

Có thể nhiều người sẽ nhầm tưởng rằng củ hành là do phần rễ của cây phình to mà tạo thành. Thực tế, củ hành là do thân của cây hành biến dạng nên. Với củ hành, thông thường, chúng ta chỉ thường sử dụng củ, bóc 1 vài lớp vỏ ngoài rồi rửa sạch và sử dụng để chế biến thức ăn. Có chăng, ở một số gia đình sẽ tận dụng luôn phần vỏ ngoài của củ hành để cho thêm vào một số món ăn để làm tăng độ ngọt nhẹ của hương vị.

re-hanh-cu


Tuy nhiên, lại chẳng ai để ý đến phần rễ của hành củ cả, đơn giản vì rễ hành khá nhỏ, lại dính bùn đất nên chúng ta thường vứt bỏ chúng đi, hoặc thậm chí còn chưa bao giờ nhìn thấy nó bởi khi thu hoạch người ta sẽ cắt bỏ rễ đi rồi. Nhưng thực tế, điều này thực sự lãng phí.

Rễ hành củ có chứa chất allicin có khả năng chống oxy hóa và diệt khuẩn, có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột và đường hô hấp rất hiệu quả. Do đó, nó có tác dụng chẳng khác nào một viên thuốc cả, đừng nên bỏ phí nó.

Rễ cải bó xôi

Rễ rau bina (cải bó xôi) rất giàu vitamin, có thể ngăn ngừa chảy máu ở da và các cơ quan nội tạng. Thường xuyên ăn rễ cải bó xôi cũng có thể tăng cường thể lực. Do đó, khi tiêu thụ cải bó xôi bạn đừng chỉ nên quan tâm đến phần lá, phần rễ cũng rất bổ dưỡng. Đó cũng là lý do tại sao trong một số gia đình Hàn Quốc, họ thường giữ nguyên cả phần rễ của cải bó xôi để chế biến các món ăn.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng do giàu chất xơ nên rễ cải bó xôi không dễ nấu, bạn cần chần một lúc trước khi nấu để có thể ăn được cải bó xôi có hương vị phù hợp và dinh dưỡng toàn diện.

Rễ rau mùi (ngò)

Lá ngò thường được dùng làm món ăn kèm bởi mùi thơm cùng hương vị khó cưỡng, nhưng phần rễ ngò thì lại bị chúng ta vứt đi không thương tiếc.

Thực tế, rễ rau mùi chứa nhiều vitamin, canxi và sắt hơn cả lá. Do có mùi thơm rất nồng, nên bạn có thể băm nhỏ một ít rễ ngò để ướp thịt, hải sản nhằm khử mùi tanh rất rõ rệt.
loai-re-bo-hon-cu

Rễ giá đỗ

Khi làm giá đỗ, chúng ta chỉ thường ăn tất cả cây, chỉ trừ phần rễ. Điều này quả là lãng phí, có thể bạn chưa biết rằng phần giàu dinh dưỡng nhất của giá đỗ không phải là phần mầm trắng và mềm, có vị bùi béo kia mà là phần ngọn mầm có màu vàng nhạt và phần rễ là nơi có hàm lượng chất xơ cao nhất.

Vì thế, khi xem các bộ phim truyền hình Hàn Quốc, bạn lại thấy người ta không cắt bỏ rễ giá đỗ mà để nguyên đem rửa sạch rồi chế biến món ăn. Việc làm này không những cắt giảm được thời gian sơ chế lại giữ được đầy đủ dinh dưỡng của giá đỗ.