×

Vì sao học sinh giỏi không thích đi họp lớp?

Họp lớp là một hoạt động mà hầu hết mọi người đều từng trải qua. Thông qua nhiều hình thức giải trí khác nhau như quây quần ăn uống, ca hát, du lịch, chúng ta có thể ôn lại những kỷ niệm liên quan thời đi học cũng như tâm sự, chia sẻ về cuộc sống hiện tại với những người bạn học cũ.

Ý nghĩa của hoạt động này là tốt nhưng trên thực tế, tính chất của nó lại thay đổi rất nhiều theo thời gian. Khi mới tốt nghiệp, ai cũng hứa hẹn sẽ về thăm trường, sẽ đi họp lớp, sẽ giữ mãi tình bạn đẹp nhưng rồi cuộc sống đẩy chúng ta đi xa, mối quan hệ cũng nhạt dần. Câu chuyện họp lớp cũng trở thành chủ đề tranh cãi khi càng ngày càng nhiều người chẳng muốn tham gia nữa, đặc biệt là những người bạn ngày xưa từng được coi là “học bá”.

1. Chủ đề giao tiếp khác nhau

Tỷ lệ học sinh giỏi hàng đầu trở thành “nhân tài có trình độ học vấn cao” sau khi ra trường là rất cao. Khi ấy, những con người, những sự vật mà họ tiếp xúc cũng khác xa so với người khác. Chủ đề nói chuyện mà họ có thể tham gia vào có thể sẽ không giống mọi người, điều này khiến họ ngại đi họp lớp.

Vì sao học sinh giỏi không thích đi họp lớp? Chung quy cũng chỉ bởi 5 lý do khắc nghiệt này - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

2. Mối quan hệ lợi ích bất đồng

Sự phát triển của học sinh giỏi thường tốt hơn nhiều so với học sinh kém nên không thể tránh khỏi tình trạng một vài thành phần có ý định nhờ vả, cầu cạnh.

Đối với những yêu cầu này của bạn cũ, dù các học sinh đứng đầu có giúp đỡ hay không cũng sẽ không nhận được bất kỳ lợi ích nào mà ngược lại còn rước rắc rối về cho bản thân họ, nên theo thời gian họ tự nhiên sẽ không còn hứng thú với hoạt động họp lớp.

3. Mục tiêu theo đuổi khác nhau

Nhiều học sinh giỏi dành đam mê lớn cho vấn đề nghiên cứu học thuật nên không mấy mặn mà với việc tạo dựng quan hệ. Điều đó khiến một bộ phận trong số họ cho rằng họp lớp là điều vô nghĩa. Dù đến tham gia, họ có vẫn có khả năng sẽ bị lạc lõng và như thế thì thật lãng phí thời gian và năng lượng.

Vì sao học sinh giỏi không thích đi họp lớp? Chung quy cũng chỉ bởi 5 lý do khắc nghiệt này - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

4. Hoàn cảnh khác nhau

Dù học sinh giỏi có thành tích tốt khi ở trường nhưng điều đó không có nghĩa là 100% trong số họ sẽ đạt thành tựu cao trong công việc, nếu không muốn nói là thua kém nhiều so với một vài học sinh có thành tích kém hồi đi học. Điều này có thể sẽ sinh ra tâm lý so sánh, e dè, nhất là khi họp lớp giờ đây đã biến thành “đại hội khoe khoang”.

Sống tốt hơn người khác còn ổn, chứ nếu không bằng người khác, thậm chí tệ hơn người thời đi học học kém mình rất nhiều sẽ khiến học sinh giỏi chán nản và từ đó, từ chối tham gia họp lớp.

5. Tránh rắc rối không đáng có

Họp lớp là nơi để giao lưu cảm xúc nhưng trong mắt một số người, chúng còn giống một nền tảng “xúc tiến bán hàng” hơn. Nhiều bạn học cũ giờ đang làm trong ngành bảo hiểm hoặc bán hàng sẽ tận dụng cơ hội này để dùng PR sản phẩm hoặc chèo kéo mua hàng. Đối với những lời PR đó, các thành viên khác trong lớp có thể mua hoặc không mua. Nhưng dù lựa chọn thế nào thì buổi họp lớp cũng mang một bầu không khí khác. Là người thông minh, học sinh giỏi chắc chắn không muốn bản thân dính phải mấy phiền toái không đáng có này.

Nguồn: Aboluowang

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinhay8.com - © 2024 News