Tự trong thâm tâm tôi trách mẹ chồng thật nhiều và nghĩ chẳng trông mong được gì ở bà nội.
Sau kết hôn, vợ chồng tôi vẫn ở trên phố thuê trọ. Chúng tôi cũng muốn mua được căn nhà ổn định nhưng cả hai đều chỉ làm thuê lương lậu bình thường nên giấc mơ mua nhà quá xa vời. Hơn nữa ông bà nội ngoại ở quê cũng chẳng giàu có nên vợ chồng xác định tự lực cánh sinh là chính. Mỗi năm chúng tôi cũng chỉ cố gắng tích cóp được trăm triệu thì biết bao giờ mới có nhà ở trên thành phố đắt đỏ này.
Đã vậy sau cưới 8 tháng, tôi lại có bầu con đầu lòng. Dù ốm nghén rất mệt mỏi nhưng tôi phải cố để đi làm mà không dám nghỉ ngày nào. Cũng như những tháng cuối thai kỳ, tôi đi lại nặng nề và ỳ ạch nhưng cũng cố làm đến tận ngày dự sinh mới nhập viện đi đẻ.
Sau cưới 8 tháng, tôi lại có bầu con đầu lòng. (Ảnh minh họa)
Trước khi vào viện sinh, mẹ chồng ở quê thường gọi cho con dâu bảo:
“Khi nào sinh xong thì 2 mẹ con con về quê nội ở cữ. Như vậy ông bà cũng tiện chăm, chồng con trên này đi làm cũng yên tâm”.
Sau sinh từ viện về, tôi bắt taxi về ngay nhà chồng. Thấy con dâu và cháu về, ông bà đã dọn dẹp sẵn phòng sạch sẽ. Mỗi ngày mẹ chồng còn nấu cho tôi ăn nhiều món ngon, bổ dưỡng với bà đẻ sau sinh. Bà bảo sẽ chăm sóc cho mẹ con tôi hết 3 tháng ở cữ, sau đó tôi cho cháu về nhà ngoại để bà ngoại chăm cho đến lúc đi làm thì về.
Thấy mẹ chồng thoải mái như vậy nên tôi rất vui vẻ. Tôi cũng biết ý đưa bà 20 triệu để đỡ đần tiền ăn và điện nước nhưng bà xua tay không cầm. Bà bảo không việc gì phải nóng vội cả, cứ để tiền đó đưa sau.
Mẹ chồng không cầm tiền con dâu đưa nên tôi cũng hơi ngại và chẳng dám đòi hỏi bất cứ điều gì khi ở cữ. Nhưng được cái mẹ chồng tôi đảm đang bếp núc, ngày nào 3 bữa sáng trưa tối cũng thay đổi đa dạng. Đã vậy 2 bữa phụ bà cũng cho ăn nhiều trái cây theo mùa hoặc đồ ăn vặt. Nhìn mẹ chồng chăm sóc con dâu và cháu nội đủ đầy như vậy, tôi biết ơn bà lắm.
Tháng ở cữ đầu tiên vừa kết thúc thì 1 tối mẹ chồng vào phòng cầm theo 1 tờ giấy ghi từng ngày tiền ăn của tôi. Thì ra mỗi bữa chính nấu cho ăn bà lấy 45 ngàn đồng/bữa. 2 bữa phụ bà lấy mỗi bữa 30 ngàn đồng/bữa. Tiền ăn của tôi là 195 ngàn đồng/ngày. Tổng 30 ngày ở cữ của tôi là 5.850.000 đồng.
Đáng sợ hơn là khi chìa cho con dâu tờ giấy ghi tiền từng bữa ăn kia, mẹ chồng còn giục tôi nộp tiền luôn để bà đi có việc.
Thực ra, mẹ chồng lấy tiền ăn ở cữ của con dâu, với tôi cũng hoàn toàn bình thường vì tôi cũng muốn mẹ lấy tiền ăn để ăn uống thoải mái. Nhưng bà tính chi li từng bữa và từng ngàn như này khiến tôi sốc quá. Chưa kể, tôi là con dâu đầu và sinh đứa cháu nội đầu tiên mà bà tính tiền ăn như người dưng.
Tự trong thâm tâm tôi trách mẹ chồng thật nhiều và nghĩ chẳng trông mong được gì ở bà nội. Nhưng vào ngày đầy tháng cháu, ông bà làm rất thịnh soạn. Đặc biệt mẹ chồng còn đưa cho tôi 1 chiếc hộp bên trong có 5 cây vàng và 1 tờ hóa đơn mua vàng.
Bà bảo đây là số vàng bà tặng con dâu ở cữ vì đã vất vả vượt cạn, sinh cháu, 1 phần cũng muốn hỗ trợ cho vợ chồng tôi sớm mua được nhà. Bà cũng trần tình do chưa đủ tiền mua vàng nên buộc phải lấy tiền ăn tháng cữ của con dâu. Nghe mẹ chồng nói vậy mà tôi khóc nghẹn vì cảm động. Bà hết lòng hết dạ với con cháu mà tôi thì đã so đo nghĩ sai cho mẹ chồng.
Tự trong thâm tâm tôi trách mẹ chồng thật nhiều và nghĩ chẳng trông mong được gì ở bà nội. (Ảnh minh họa)
Tối ấy mẹ chồng còn tâm sự với con dâu nhiều chuyện. Bà cũng bảo tôi phải kế hoạch hóa 3-4 năm nữa rồi mới sinh con. Sau đầy tháng con đã nên áp dụng tránh thai sớm để tránh có bầu ngoài ý muốn. Tôi vâng vâng dạ dạ nhưng mẹ chồng giục tránh thai sớm quá các mẹ nhỉ. Tôi nghĩ phải khi nào có kinh nguyệt trở lại mới cần phải tránh thai chứ. Các chị em có thể mách cho tôi thời điểm nào cần sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh không?
Thời điểm nào cần sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh?
Phụ nữ sau khi sinh nên kiêng quan hệ vợ chồng trong khoảng 6 tuần đầu vì đây là khoảng thời gian giúp tử cung hồi phục, tầng sinh môn lành lại và đặc biệt là để âm đạo ra sản dịch. Nếu bạn đẻ mổ, thời gian hồi phục vết mổ đường bụng sẽ lâu hơn, thời gian kiêng cữ nên từ 2 tháng trở lên.
Ngay khi bắt đầu quan hệ trở lại, phụ nữ cũng nên sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh. Và cần lưu ý, dù chưa có kinh nguyệt lại thì vẫn cần dùng biện pháp tránh thai.
Kinh nguyệt là biểu hiện của chức năng rụng trứng đã được phục hồi, tuy nhiên lần rụng trứng đầu tiên không nhất thiết là phải sau khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu, mà có thể là trước khi kinh nguyệt xuất hiện. Vì vậy để đảm bảo không bị “dính bầu” khi chưa có kế hoạch, phụ nữ nên áp dụng tránh thai ngay khi quan hệ trở lại.
Advertisement