Năm 208, sau khi tiêu diệt gọn gàng các thế lực cát cứ phương Bắc – trong đó có Viên Thiệu, Tào Tháo tiếp tục mang theo 20 vạn binh tiến hành Nam chinh, đánh chiếm Kinh châu (có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng), từ đó tạo bàn đạp nhằm mở rộng bờ cõi, tiêu diệt các thế lực còn lại.

Tào Tháo ra lệnh bắt sống Triệu Vân, vì sao Trương Liêu, Hứa Chử, Văn Sính không dám ra tay?- Ảnh 1.

Hình minh họa hổ tướng Triệu Vân nhà Thục Hán. Nguồn: Internet

Trên đường Nam chinh, Tào Ngụy đụng độ nhà Thục Hán trong trận Trường Bản. Chưa bàn đến kết quả thắng thua của hai thế lực quân phiệt này, điểm đáng chú ý nhất của trận đánh này chính là tài năng võ thuật đỉnh cao, lòng tận trung và dũng cảm khó người sánh bằng cộng với mưu lược như thần của hổ tướng nhà Thục Hán Triệu Vân đã thu hút sự chú ý của Tào Tháo.

Đứng trên đỉnh Cảnh Sơn nhìn xuống, Tào Tháo thích thú chiêm ngưỡng màn ‘tả xung hữu đột’ của chiến tướng mặc trường bào trắng, cưỡi bạch mã, xông thẳng vào quân địch mà độc chiếm Thanh Công bảo kiếm của Tào Tháo từ tay Hạ Hầu Ân đang nắm giữ; và còn cứu được gia quyến của Lưu Bị là Cam phu nhân và A Đẩu (Lưu Thiện) khiến Lưu Bị về sau vô cùng cảm kích.

Tào Tháo ra lệnh bắt sống Triệu Vân, vì sao Trương Liêu, Hứa Chử, Văn Sính không dám ra tay?- Ảnh 2.

Hình ảnh Triệu Vân ‘tả xung hữu đột’ cứu ấu chúa khiến Lưu Bị về sau vô cùng cảm kích. Ảnh minh họa từ phim: Sohu

Tài năng võ thuật đỉnh cao vạn người khó địch của Triệu Vân đã vô tình ‘thu phục’ được Tào Tháo, bất chấp những tổn thất mà Triệu Vân gây ra cho quân nhà Tào Ngụy. Tào hy vọng có thể bắt sống Triệu Vân và thuyết phục được hổ tướng nhà Thục Hán đi theo mình mà phò tá.

Sau khi biết được danh tính của hổ tướng này, Tào Tháo liền hạ lệnh bắt sống. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là phần lớn các tướng của Tào đáp lại lệnh bắt sống Triệu Vân đều là tướng cấp thấp.

Tại sao các mãnh tướng của Tào Ngụy là Trương Liêu, Từ Sở, Văn Sính lại không xung phong bắt sống Triệu Vân?

Đối với Trương Liêu

Từng là tướng dưới trướng của Lã Bố, Trương Liêu được Tào Tháo công nhận tài năng võ nghệ cao cường đến độ phong cho người này là Trung lang tướng, đứng vào hàng Ngũ hổ tướng nhà Tào Ngụy.

Tuy là một trong những chiến tướng dũng mãnh của Tào Tháo những Trương Liêu không xung phong bắt sống Triệu Vân bởi 2 lý do.

Thứ nhất, Trương Liêu “biết mình biết ta”, tự hiểu rằng bản thân không thể đối đầu và bắt sống được Triệu Vân. Bởi lẽ, dù võ công của Trương Liêu đứng đầu 8 vị tướng mạnh của Lã Bố (thời còn theo Lã Bố) nhưng sức bền và sức chiến đấu của Trương Liêu không thể sánh bằng Triệu Vân. Trương Liêu giỏi nhất là chỉ huy những đội quân lớn trong các trận đánh quy mô, còn để đơn đả độc đấu hổ tướng nhà Thục Hán thì e rằng sẽ nhận kết cục đại bại.

Tào Tháo ra lệnh bắt sống Triệu Vân, vì sao Trương Liêu, Hứa Chử, Văn Sính không dám ra tay?- Ảnh 3.

Chứng kiến Triệu Vân dũng mãnh xông thẳng vào quân địch, Trương Liêu tự hiểu mình không phải đối thủ của Triệu Vân. Ảnh: Sohu

Thứ hai, Trương Liêu khi đó đang bận dẹp loạn phương khác. Trong trận hỗn chiến ở Trường Bản, Triệu Vân không phải là tướng địch duy nhất mà quân Tào Ngụy phải đương đầu. Đứng trước những cánh quân thủy và quân bộ mà Lưu Bị bố trí, tướng của Tào Tháo buộc phải chia ra để đối phó. Chưa kể, đích thân Trương Liêu khi đó đang bận dẫn quân tấn công Kinh châu của Lưu Biểu nên không thể xung phong ra trận bắt sống Triệu Vân.

Đối với Hứa Chử

Lý do để công thần khai quốc nhà Tào Ngụy là Hứa Chử không đối đầu Triệu Vân đó là muốn ở bên cạnh bảo vệ chủ công.

Tào Tháo ra lệnh bắt sống Triệu Vân, vì sao Trương Liêu, Hứa Chử, Văn Sính không dám ra tay?- Ảnh 4.

Vì muốn bảo vệ chủ công, Hứa Chử không xung phong bắt sống Triệu Vân. Ảnh: Sohu

Hứa Chử là tướng hầu cận bên cạnh Tào Tháo. Tào Tháo vốn có hai tướng làm cận vệ cho mình là Hứa Chử và Điển Vi nhưng sau khi Điển Vi chết trong trận đánh ở Uyển Thành năm 197 thì Tào chỉ còn Hứa Chử theo cạnh hầu hạ.

TIN LIÊN QUAN

Tào Tháo ra lệnh bắt sống Triệu Vân, vì sao Trương Liêu, Hứa Chử, Văn Sính không dám ra tay?- Ảnh 5.

Ngoài Quan Vũ, 4 cao thủ Tam Quốc này có thể chém đầu mãnh tướng của Đổng Trác: Họ là ai?

Tào Tháo ra lệnh bắt sống Triệu Vân, vì sao Trương Liêu, Hứa Chử, Văn Sính không dám ra tay?- Ảnh 6.

Không lập đại công như Hứa Chử, Trương Liêu nhưng Hạ Hầu Đôn vẫn được Tào Tháo nhất mực tin dùng: Vì sao?

Vì hiểu được vai trò của một tướng cận vệ, Hứa Chử không thể dễ dàng để chúa một mình giữa chiến trường rộng lớn, đầy nguy hiểm cận kề. Do đó, mãnh tướng nổi tiếng với sức khỏe phi thường và lòng tận trung này không xung phong đi bắt Triệu Vân.

Đối với Văn Sính

Cũng giống Trương Liêu, Văn Sính biết bản thân không phải đối thủ của Triệu Vân. Văn Sính vốn là đại tướng dưới quyền Lưu Biểu (Về sau khi Tào Tháo đánh Kinh châu thì đầu hàng và theo phò tá Tào Tháo).

Thời còn dưới trướng Lưu Biểu, Văn Sính có dịp chạm mặt Triệu Vân vài lần và hiểu rõ được tính cách cũng như sức mạnh của người này. Võ nghệ của Triệu Vân trong mắt Văn Sính cũng vạn người khó địch như Quan Vũ hay Trương Phi. Do đó, Văn Sính không muốn mình bỏ mạng khi đối đầu mãnh tướng nhà Thục Hán.

Còn một lý do nữa khiến Văn Sính không xung phong đánh Triệu Vân đó là khi Kinh châu không đánh mà đầu hàng Tào Tháo, Văn Sính cảm thấy hổ thẹn khi không làm tròn vai trò bảo vệ Kinh châu, do đó không dám đối mặt với các tướng trung thành của Lưu Bị.

Thời Lưu Bị còn nương nhờ Lưu Biểu, mặc dù Văn Sính không phục Lưu Bị nhưng cũng không muốn phải đối đầu Lưu Bị và tướng của ông. Do đó, Văn Sính cũng không đứng lên nhận lệnh bắt sống Triệu Vân của Tào Tháo.