×

Chồng tôi làm nghề bán bánh mì hơn 10 năm nay. Sáng nào anh ấy cũng dậy sớm chuẩn bị đồ đem bán. Dạo này tôi thấy anh hay nhét 1 túi nilong vào cốp xe. Bí mật theo ra thì tôi sững người với ông chồng bấy lâu…

“Suốt thời gian dài vắng khách, sáng chở đồ mang đi bán, tối lại mang về, không bán được hàng, vợ chồng phải ăn bánh mì trừ bữa”.

Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Duy Phước (SN 1988 tại Đà Nẵng) về kỷ niệm những ngày đầu khởi nghiệp bằng công việc bán bánh mì lưu động tại Nhật Bản của vợ chồng anh.

Anh Phước cho biết, vợ anh quê Hải Phòng, cùng sang Nhật Bản theo diện du học sinh từ năm 2007. Hơn 10 năm vừa học vừa làm, trải qua đủ các công việc để kiếm tiền, thấy tương lai bấp bênh, anh Phước bàn với vợ tìm hiểu để ra ngoài tự kinh doanh.

Vợ chồng anh Phước quyết định khởi nghiệp với xe bán bánh mì Việt Nam lưu động tại Nhật Bản.

 

Vợ chồng anh Phước quyết định khởi nghiệp với xe bán bánh mì Việt Nam lưu động tại Nhật Bản.

“Ngay từ khi tốt nghiệp ra trường, tôi đã có ý tưởng bán đồ ăn Việt trên xe lưu động nhưng lúc đó, vợ tôi sinh em bé, mình là lao động chính trong nhà, sợ công việc buôn bán không thuận lợi nên đành tạm hoãn lại vài năm”, anh Phước kể.

Anh Phước nhận thấy trong các món ăn Việt thì bánh mì được nhiều người yêu thích. Hơn nữa, mẹ chị Giang (vợ anh Phước) lại có kinh nghiệm hàng chục năm bán bánh mì. Vì vậy, hai vợ chồng anh Phước tìm mua một chiếc ô tô cũ với giá 215 triệu đồng rồi tìm nơi cải tạo thành xe bán bánh mì lưu động.

Những chiếc bánh mì mang đậm hương vị Việt được bán trên đất nước mặt trời mọc.

Những chiếc bánh mì mang đậm hương vị Việt được bán trên đất nước mặt trời mọc.

Mất vài tháng để chọn mua xe, thiết kế, lắp đặt thiết bị, đăng kí giấy phép kinh doanh, tìm kiếm nguyên liệu và nghiên cứu công thức làm các loại bánh mì để bán, cuối năm 2018, những chiếc bánh mì đầu tiên được vợ chồng anh Phước bán ra.

“Tôi bắt đầu từ con số 0, chưa hề có kinh nghiệm gì và phải mày mò hoàn toàn nên gặp không ít khó khăn. Hầu hết các gia vị đều phải nhập từ Việt Nam, chưa kể bánh mì cũng phải đặt riêng một xưởng bánh mì để làm theo kiểu Việt Nam”, anh Phước kể.

Các gia vị làm bánh mì đều được anh chị nhập từ Việt Nam sang.

Các gia vị làm bánh mì đều được anh chị nhập từ Việt Nam sang.

Những ngày đầu, anh Phước lái xe hàng trăm km để tìm điểm bán phù hợp, từ trường học nơi có nhiều du học sinh Việt Nam cho đến trước cửa nhà ga, trung tâm thương mại, siêu thị. Thậm chí, vợ chồng anh còn mang bánh mì bán tại lễ hội hoa anh đào với hy vọng bán được nhiều hàng.

Tuy nhiên, không như kỳ vọng, người Nhật khi đó vẫn chưa biết nhiều đến bánh mì Việt Nam. Hơn nữa, họ vẫn có thói quen chuẩn bị cơm từ nhà mang đi, vì vậy, vợ chồng anh mỗi ngày chỉ bán được từ 20-30 chiếc.

Anh chị đã phải trải qua những tháng ngày lỗ triền miên, phải vay mượn thêm tiền từ gia đình, bạn bè để trang trải, bù lỗ.

Khách đứng xếp hàng chờ mua bánh mì Việt Nam của hai vợ chồng anh Phước.

Khách đứng xếp hàng chờ mua bánh mì Việt Nam của hai vợ chồng anh Phước.

“Có những ngày hai vợ chồng nhìn nhau không khỏi chán nản vì ngày đi bán bánh mì, tối về lại lọ mọ làm pate và sơ chế các nguyên liệu cần thiết. Vậy nhưng, nhiều hôm mang đi rồi lại mang về hầu như nguyên vẹn, vợ chồng phải ăn bánh mì trừ bữa”, anh Phước nói.

Để khắc phục khó khăn, anh Phước đã tỉ mỉ quan sát sở thích và thói quen của khách rồi nghiên cứu, gia giảm gia vị để làm ra những chiếc bánh mì phù hợp hơn với khẩu vị người Nhật.

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinhay8.com - © 2024 News