Tôi sinh ra trong một gia đình không được khá giả, bố mẹ tôi đều là công nhân nên chị em tôi cũng chỉ đủ ăn đủ mặc. Phải cho đến khi tôi học cấp hai, điều kiện gia đình mới dần tốt lên vì bố mẹ được tăng chức và tăng lương đều đặn.
Từ nhỏ, dù là lúc thiếu thốn hay khi đã đủ đầy, tôi cũng luôn cảm thấy hạnh phúc vì có bố mẹ yêu thương, luôn bên cạnh mình. Nhưng cuộc sống dần thay đổi khi em trai Tiểu Quang của tôi chào đời.
Không phải còn trẻ con để mà ghen tỵ hay chưa hiểu chuyện, giờ là lúc đã trưởng thành rồi, tôi vẫn thấy bố mẹ luôn dành sự yêu thương cho Tiểu Quang nhiều hơn mình. Khi chúng tôi lớn khôn và lập gia đình, Tiểu Quang được bố mẹ mua cho sẵn căn nhà. Còn tôi chỉ có tay không về nhà chồng
Thậm chí, ở thời điểm phải xoay xở để vay mượn đủ nơi nhằm cọc tiền nhà, tôi hỏi bố mẹ nhưng chỉ nhận về một câu từ chối. Dù có chút chạnh lòng song tôi luôn âm thầm chịu đựng vì mong muốn giữ hòa khí của gia đình.
Cho đến năm 2022, bố lâm bệnh nặng. Ban đầu, cả 2 chị em đều có công việc và cuộc sống riêng rất khó sắp xếp thời gian để chăm sóc bố nên đã thống nhất thuê người giúp việc để hỗ trợ. Tuy nhiên, người nào đến làm cũng không phù hợp, bản thân chúng tôi là con cũng muốn tìm cho bố một nguồi tận tâm chăm sóc nhưng không được.
Không còn cách nào khác, chúng tôi quyết định đón bố lên ở nhà từng người một để tiện cho việc đi lại. Ban đầu ở nhà của Tiểu Quang, chỉ được một thời gian ngắn, bố luôn cảm thấy không vui và tâm trạng đi xống. Nhưng khi chuyển sang nhà tôi, tâm trạng của ông lại hoàn toàn khác.
Thấy bố vui vẻ và bệnh tình dần một hồi phục, tôi quyết định giữ ông ở lại và nhận trách nhiệm chăm sóc. Còn em trai sẽ hỗ trợ 1 phần tài chính hàng tháng.
Cuộc sống của tôi giờ cảm thấy thật nhẹ lòng và cũng chẳng hề oán trách ai, ảnh: dsD
Ở vài tháng đầu, Tiểu Quang có gửi thêm tiền để phụ giúp vợ chồng tôi chăm bố nhưng sau đó thì không. Một vài lần, tôi liên lạc để hỏi về việc này nhưng em trai luôn tìm cách từ chối khéo hoặc hẹn đến dịp khác. Sau đó, tôi cũng ngại ngùng nên không muốn hỏi nhiều về chuyện này nữa.
Thời gian cứ thế trôi đi, tình hình tài chính của gia đình tôi càng trở nên khó khăn. Bởi bố ngày càng đau yếu, tiền thuốc lại càng nhiều. Trong khi đó, vợ chồng tôi vẫn phải lo chi phí sinh hoạt gia đình, cộng thêm trả nợ tiền nhà mỗi tháng.
Vì biết đây là trách nhiệm của mình, trong suốt 5 năm, tôi và chồng tự xoay xở đủ cách. Chúng tôi thuê thêm giúp việc theo giờ để hỗ trợ việc nhà. Đồng thời, tôi và chồng nhận thêm công việc ngoài để gia tăng thu nhập. Dẫu vất vả và mệt mỏi nhưng khi thấy sức khỏe của bố được cải thiện, chúng tôi lại thấy vui và tiếp tục có động lực cố gắng.
Cho đến đầu năm nay, sau một thời gian chống chọi với bệnh tật, bố trút hơi thở cuối cùng. Sau khi lo xong công việc, luật sư liên hệ với 2 chị em tôi nhằm công bố bản di chúc. Theo đó, bố để lại toàn bộ đất đai và nhà cửa cho em trai. Còn vợ chồng tôi hoàn toàn không có tên trong đó. Luật sư chỉ nói thêm bố tôi nhắn rằng tặng cho vợ chồng tôi 1 chiếc áo được treo trong tủ ở quê nhà.
Khi nghe đến đây, tôi có chút buồn. Dẫu sao, tôi và chồng vẫn cảm thấy an lòng. Bởi chúng tôi chăm sóc bố không phải vì mục đích được thừa hưởng tài sản. Điều chúng tôi cảm thấy thoải mái nhất là đã làm tròn bổn phận của người làm con, không xấu hổ với lương tâm của mình.
Phải cho đến khi 1 tuần sau tang lễ, tôi và chồng mới trở về quê để lấy chiếc áo bố để lại. Đang trong lúc rũ áo, tôi bất ngờ thấy cuốn sổ tiết kiệm rơi ra. Mở bên trong, tôi phát hiện cuốn sổ này (có giá trị 100 triệu đồng) là món quà bố dành tặng vợ chồng tôi. Ở dòng tên người thụ hưởng, bố đã đề tên tôi. Kẹp trong cuốn sổ này còn là 1 lá thư do chính tay bố viết.
“Con gái đừng trách bố mẹ nhé! Không phải bố mẹ không quan tâm đến con. Chỉ là ngay từ khi còn nhỏ, con đã là 1 em bé tự lập, không cần bố mẹ phải lo lắng quá nhiều. Dù trong mọi hoàn cảnh khó khăn, con đều có thể xoay xở được. Còn về phần Tiểu Quang, em ấy là người sống nội tâm nên cần bố mẹ hỗ trợ nhiều hơn.
Bố mẹ biết nhiều lúc con cảm thấy thiệt thòi nhưng thực tế gia đình không có thiên vị ai hơn ai. Tiểu Hạo à, con luôn là niềm kiêu hãnh của bố mẹ. Khả năng độc lập của con khiến bố mẹ cảm thấy thật sự yên tâm ngay cả khi bố không còn trên đời nữa.
Bố mẹ để lại số tiền này mong có thể hỗ trợ vợ chồng con đầu tư kinh doanh. Bố mẹ tin rằng từ số tiền này con sẽ kiếm được về nhiều hơn những gì em trai được thừa hưởng”.
Sau khi đọc xong lá thư này, tôi đã ôm mặt òa khóc. Hóa ra lâu nay bố mẹ vẫn luôn dõi theo vợ chồng tôi và yêu thương, ủng hộ theo một cách đặc biệt.