×

Mướp rất bổ, ví như ‘nhân sâm người nghèo’ nhưng kỵ với 3 thứ, nhiều người không biết vẫn nấu chung bảo sao ăn xong ‘có biến’

Là thực phẩm có cách chế biến đa dạng, vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng nhưng tuyệt đối không dùng chung với 3 thứ này để tránh “rước hoạ vào thân”.

Là một loại rau được nhiều người yêu thích vào mùa hè, mướp không chỉ ngon, mát mà còn nấu được vô số món hấp dẫn. Bên cạnh đó, trong mướp chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin C, vitamin E, canxi, kẽm… nên tác dụng tốt cho sức khoẻ như hỗ trợ giảm cân, giúp duy trì cân nặng, giúp nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón, hỗ trợ tim mạch hoạt động tốt…


1

Đặc biệt, ăn mướp thường xuyên còn giúp bạn thanh nhiệt, lợi tiểu, bổ sung lượng nước, giảm cảm giác khô họng, mệt mỏi… do nắng nóng. Tuy nhiên, bạn không nên nấu hoặc ăn mướp cùng 3 thứ dưới đây:

Củ cải

Trong khi mướp là thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thấp thì củ cải trắng lại có tính lạnh. Do đó, nếu ăn cùng nhau sẽ dễ sinh ra các triệu chứng như đau bụng…

Rau chân vịt

Rau chân vịt còn được biết đến với tên gọi rau bina. Đây là loại rau giàu axit oxalic nên khi ăn chung với mướp, lượng vitamin C trong thực phẩm này sẽ gây phản ứng với axit và tạo thành canxi oxalate, gây cản trở quá trình hấp thu vitamin C trong cơ thể.

Nha đam

Không phải ai cũng biết rằng trong nha đam luôn chứa aloin, một chất có tác dụng nhuận tràng hiệu quả chẳng kém gì mướp. Nếu kết hợp cả nha đam và mướp cùng lúc sẽ gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy nghiêm trọng.

Ngoài những nguyên liệu này, những người tỳ vị hư hàn cũng cần cẩn trọng khi ăn mướp vì xơ mướp có tính lạnh, dễ khiến dạ dày suy yếu.

Bên cạnh những món ăn quen thuộc như canh mướp nấu tôm, mướp xào tỏi, lòng gà xào mướp, canh mướp rau ngót… bạn cũng có thể học cách nấu canh mướp ngao theo công thức đơn giản này nhé.

1. Nguyên liệu làm món canh mướp nấu ngao

– Mướp

– Ngao

– Gừng, hành lá

– Gia vị: Dầu ăn, muối
ngao
2. Cách làm món canh mướp nấu ngao

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

– Ngao sau khi mua về sẽ được mang đi rửa sạch và ngâm trong nước khoảng 30 đến 60 phút cho nhả hết cát bẩn. Tiếp đó, rửa lại từ 2 đến 3 lần nước sạch nữa là được.

– Tuỳ vào thói quen, bạn có thể gọt bỏ vỏ hoặc gọt bỏ phần cạnh sắc của mướp rồi mang đi rửa sạch và thái miếng nhỏ vừa ăn.

– Gọt vỏ gừng, rửa sạch và thái sợi.

– Nhặt bỏ lá hỏng, lá úa của hành lá rồi mang đi rửa sạch và thái nhỏ.

Bước 2: Luộc ngao

– Đặt nồi nước lên bếp, khi thấy nước sôi thì cho ngao đã sơ chế sạch vào luộc trong lửa vừa.

– Thêm một chút gừng thái sợi vào luộc cùng để khử mùi tanh đặc trưng của ngao.

– Khi thấy ngao bắt đầu há miệng thì tức là đã chín, bạn có thể nhỏ thêm 2 đến 3 giọt dầu ăn vào. Khi nấu canh mướp, bạn có thể cho vài giọt dầu ăn vào để giúp mướp giữ được màu xanh và canh thơm ngon hơn.

Bước 3: Nấu canh mướp với ngao

– Khi ngao chín, bạn cần vặn lửa lớn rồi từ từ cho mướp đã thái miếng vào đun trong khoảng 2 phút. Chờ cho đến khi mướp chuyển sang màu xanh ngọc là được.

– Nêm nếm lại gia vị sao cho hợp với khẩu vị gia đình rồi tắt bếp, thêm hành lá vào và múc ra bát.
QQ20230816-2240112x
Món canh mướp nấu ngao sau khi chế biến xong sẽ có mùi thơm hấp dẫn. Khi ăn, bạn có thể cảm nhận được mướp thanh mát kết hợp với thịt ngao dai ngọt, nước canh đậm đà.

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinhay8.com - © 2025 News