Người đàn ông đã từng kỳ vọng tiệc sinh nhật của mình sẽ có đông khách mời đến chung vui.
Một tuần trước, chú Trần – hàng xóm nhà tôi đột nhiên từ thành phố trở về quê cùng gia đình. Sang nhà họ chơi, tôi mới biết chỉ vừa thu dọn hành lý, gia đình chú Trần đã bắt đầu phân chia công việc, sơn lại tường, lau dọn nhà cửa.
Còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, tôi tò mò về chú Trần – người đã 3 năm không về quê, mà sao giờ lại tất bật sửa lại nhà cửa. Tôi chưa kịp hỏi thì chú Trần đã nói chuyện cùng tôi.
Hoá ra cả nhà chú Trần về quê sớm không phải vì không còn thích cuộc sống ở thành phố, mà phải trở lại đây để tổ chức tiệc sinh nhật tuổi 60 cho chú. Chú Trần nói, nhà chú dự định mời nhiều khách đến nên cần chuẩn bị mọi thứ càng sớm càng tốt. Chú Trần cũng nhờ tôi trở thành người phụ trách nhận tiền và quà mừng từ dân làng đến dự tiệc.
Phong tục tại nơi sinh sống rất coi trọng những bữa tiệc chúc mừng sinh nhật lần thứ 60. Dù gia đình giàu hay nghèo nhưng khi đến sinh nhật tuổi 60 thì hầu hết người dân trong làng đều tổ chức một bữa tiệc chiêu đãi, người thân bạn bè.
Chú Trần nói với tôi: “Mấy năm nay chú ở thành phố kiếm được một ít tiền. Hai đứa con đã lập gia đình, nên chú không còn gánh nặng gì nữa. Lần này về thăm quê, chú chỉ muốn sống vui vẻ, thuận lợi tổ chức tiệc sinh nhật lần thứ 60”. Chú Trần nói thêm với tôi, thư mời khách tham dự bữa tiệc sinh nhật của chú đã được gửi đi. Ở quê tôi, nếu ai đó không thể đến dự tiệc thì họ thường sẽ gửi tiền và quà cho gia chủ.
Ảnh minh hoạ
Chú Trần và bố tôi là anh em họ hàng. Từ nhỏ, họ đã ở cạnh nhau, cùng nhau làm ruộng và học tập nên tình cảm giữa hai gia đình vô cùng gắn bó. Từ 16 năm trước, gia đình chú Trần chuyển hết lên thành phố sinh sống và làm việc. Trong trí nhớ của tôi, trong 16 năm nay, gia đình chú thường chỉ về quê vào dịp Tết. Họ chỉ tổ chức tiệc chiêu đãi đúng 6 lần, trong đó có 2 lần vào sinh nhật lần thứ 70 và đám tang của cha chú. 2 lần khác vào dịp các con chú đỗ Đại học, 2 lần còn lại là dịp những đứa con nhà chú Trần kết hôn.
Tôi là người tham dự tất cả 6 bữa tiệc mà gia đình chú Trần tổ chức. Vào bữa tiệc nào, tôi cũng là người đại diện ghi chép sổ, phụ chú Trần thu tiền và quà của khách tham dự. Tôi nhớ rõ, càng những lần tổ chức tiệc về sau thì số lượng khách giảm dần, quà tặng cũng ít đi. Lần tổ chức tiệc gần nhất, thậm chí một nửa khách được mời đã không đến, 30 bàn tiệc cũng bị lãng phí. Cũng vì thế, trong lần tổ chức tiệc sinh nhật tuổi 60 cho chú Trần, tôi lo ngại không khí bữa tiệc không náo nhiệt, vui vẻ như chú kỳ vọng.
Đến ngày sinh nhật của chú Trần, tất cả cỗ bàn ở nhà chú đều được đặt sẵn bên ngoài. Tuy nhiên, tôi và mọi thành viên trong gia đình chú đều dậy sớm để dọn dẹp nhà cửa, trang trí không gian các phòng tươm tất.
Đáng buồn là khi bữa tiệc bắt đầu vào buổi trưa, trừ người thân trong gia đình thì không có bóng dáng vị khách nào đến chung vui cùng chú Trần. Chú Trần ngồi trong phòng, vẻ mặt u ám, tay cầm điện thoại định bấm số mấy lần nhưng rồi chú chọn cách dừng lại. 2 tiếng sau trôi qua vẫn không có một vị khách nào đến tham dự.
Lúc này, tôi cảm thấy tình hình không ổn. Kết quả của bữa tiệc còn tệ hơn tôi dự đoán từ trước. Không có người làng nào đến chung vui cùng gia đình chú Trần. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của một dân làng, tôi hiểu rõ nguyên nhân tại sao.
Ảnh minh hoạ
Tôi từng nói chuyện với một người bạn cũng nằm trong danh sách khách mời bữa tiệc sinh nhật lần này của chú Trần. Cậu ta nói sẽ không đến dự tiệc, kèm với lời giải thích: “Gia đình họ chuyển lên thành phố sinh sống mấy năm rồi. Cả năm có khi tôi còn chẳng biết mặt mũi họ ra sao
Tôi sẽ không đến ăn tiệc đâu, vì tôi không nợ nhà họ cái gì. Trước kia bất kỳ lúc nào nhà tôi tổ chức tiệc, chú Trần cũng không bao giờ đến. Làm người thì phải có qua có lại. Đối với những bữa tiệc của gia chủ mà tôi không biết bao giờ mới nói chuyện lại với họ lần thứ 2, tôi tuyệt đối không đến”. Tôi đoán, không chỉ riêng cậu bạn của tôi, mà những người dân làng khác cũng cùng có chung suy nghĩ như vậy về bữa tiệc của chú Trần, nên họ mới chọn không tham dự.
Ngày hôm đó, cho đến tối thì vẫn không có một vị khách nào đến nhà chú Trần dự tiệc. May mắn là chi phí tổ chức tiệc không đắt đỏ. Mỗi mâm cỗ ở quê khá rẻ, chỉ có 300 tệ/bàn (1 triệu). Nhà chú đặt 20 mâm cỗ nên tốn 6.000 tệ (20 triệu).
Nhìn cuốn sổ được chuẩn bị để ghi quà và tiền mừng trống rỗng, tôi cảm thấy buồn thay cho chú Trần. Tôi liền đặt 500 tệ (1,7 triệu) vào phong bì đưa cho chú, đồng thời viết tên mình vào cuốn sổ.
Cầm lại phong bì và cuốn sổ trên tay, chú Trần nghẹn ngào nói với tôi: “Cháu trai giỏi lắm. Tối nay cháu không được phép đi đâu, phải ở lại để ăn cơm với gia đình chú”.
Ảnh minh hoạ
Sáng hôm sau, tôi tỉnh dậy lúc 9 giờ sáng. Tôi bước ra cổng nhà vươn vai, nhìn về căn nhà của chú Trần thì chỉ thấy cánh cửa đã đóng kín. Khi ăn sáng, bố tôi kể rằng vào lúc 4 giờ sáng nay, gia đình chú Trần đã lái xe đi về thành phố, trên hành lý còn mang theo đống đồ ăn thừa của bữa tiệc sinh nhật ngày hôm qua để lại.
Ngẫm nghĩ lại, dù rất thương chú Trần nhưng tôi không thể trách bà con hàng xóm. Ở vùng quê, người ta chú ý đến quy tắc “có đi có lại”. Tức là nếu nhà bạn mở tiệc, tôi sẽ đến chung vui với, bạn, tuy nhiên đổi lại là nhà tôi có tiệc, bạn cũng phải đáp lại. Nếu tôi nợ bạn quà và tiền mừng thì trong bữa tiệc của nhà bạn, tôi nhất định sẽ tham dự. Thế nhưng, nếu trước đó bạn không nhận hay tặng quà cho tôi thì với mối quan hệ không ràng buộc này, tôi dưới tư cách là dân làng cũng sẽ không chịu bỏ ra thời gian và tiền bạc đến chung vui cùng gia đình bạn.
News
Thấy vợ xách túi đồ ăn to tướng từ nhà ngoại về, chồng kh/i/nh ra mặt rồi rút ngay 200 nghìn n/é/m lên bàn cùng câu nói căng đét khiến tôi t/ức r;;un ng;;ười ch-ỉ thẳng m-ặ-t anh ta tuyên bố ly hôn ngay lập tức
Chồng tôi là kẻ sĩ diện. Mỗi tháng lương anh tầm 10 triệu nhưng đưa tôi có 5 triệu. Anh nói tôi chỉ ở nhà, không tốn tiền son phấn, váy áo, con thì còn nhỏ, ăn uống chẳng bao…
Vừa cưới xong đang chuẩn bị về lại mặt thì mẹ chồng đứng ngay cửa tay bắt mặt mừng ‘vàng cưới cứ để bên đây mẹ giữ cho không về nhà đông người lại mất’, tôi cười nhạt đáp lại 1 câu khiến bà á khẩu đi luôn vào phòng
Con cứ để vàng cưới lại mẹ cầm cho. Ngộ nhỡ kẻ nào dòm ngó thì lại mất’ – mẹ chồng nói với Loan. Ngày cưới Loan, mẹ chồng cô kì kèo từng tráp lễ. Ban đầu bà muốn “chơi…
C;ã;i lời bố quyết tâm lấy bằng được anh người yêu đẹp trai nhưng ‘chưa xin được việc’ làm chồng, đêm tân hôn đang hí hửng thì anh bỗng ghé vào tai nói nhỏ 1 câu khiến tôi d;ựng t;óc g;áy: Không nghe lời bố mẹ đúng là th-ảm h-ọ-a
Tôi không ngờ đêm tân hôn của mình lại là thảm họa gây ám ảnh cả đời. Một tháng trước, tôi đưa bạn Minh về giới thiệu với gia đình và xin được cưới. Lúc nhìn thấy ngoại hình điển…
Suốt 3 năm nay, tuần nào mẹ cũng gửi thức ăn sạch từ quê lên cho, vợ chồng tôi hí hửng mừng vui khôn xiết nhưng 1 lần chị dâu đến chơi rồi vô tình nói 1 câu khiến tôi chao đảo rút ngay 10 triệu biếu lại ông bà, hóa ra bấy lâu nay ….
Những lời chị dâu nói quá thẳng thừng nhưng rất đúng làm tôi tỉnh ngộ. Ảnh minh họa. Chồng tôi rất khôn khéo, cứ lúc nào sắp hết đồ ăn là anh ấy lại gọi điện hỏi thăm sức khỏe…
Chu Ngọc Quang Vinh xin lỗi vì ‘phát ngôn chưa suy nghĩ cẩn trọng’, mong được tha thứ, dư luận kiên quyết nói KHÔNG: Nếu không bị l/ộ chắc gì đã biết lỗi
Liên quan đến phát ngôn của một tài khoản tên Chu Vinh trên mạng xã hội Facebook vừa qua, Sở GDĐT Yên Bái đã thông tin chính thức. Tối 2.9, Sở GDĐT Yên Bái đã có báo cáo gửi các cấp chức…
Công an chính thức vào cuộc vụ thí sinh Đường lên đỉnh Olympia ‘vô ơn với đất nước’, hình phạt nào sẽ được áp dụng với tội lỗi khó được thứ tha?
Theo cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái, ngành giáo dục tỉnh đang phối hợp cơ quan công an vào cuộc điều tra, làm rõ vụ việc nam sinh từng thi đường lên đỉnh Olympia phát ngôn thiếu chuẩn mực…
End of content
No more pages to load