×

Mẹ chồng dọn đến nhà con trai ở, góp 5 triệu tiền sinh hoạt 1 tháng nhưng vẫn bị con dâu “chơi xỏ”, mặc kệ sức khỏe của mẹ

Lời nói của con dâu khiến bà vô cùng sốc, không ngờ con dâu lại nói chuyện với thái độ như vậy.

Bà Vương năm nay 67 tuổi. Hai năm trước, chồng bà qua đời vì bạo bệnh, bà sống một mình cô đơn. Dù ở độ tuổi này, đã trải qua nhiều chuyện nhưng sự ra đi của bạn đời cũng khiến bà cảm thấy mất mát vô tận.

Đặc biệt, năm nay sức khỏe của bà đột nhiên trở nên kém, cứ quay đầu lại cảm thấy chóng mặt, thậm chí nhiều khi mệt còn không thể tự nấu ăn cho mình. Bởi vậy, bà muốn đến nhà con trai để dưỡng già.

Bà chỉ có một con trai. Khi bà nói với con đề xuất này, anh liền đóng gói hành lý và đón bà về nhà cùng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của bà dường như khiến con dâu không mấy vui vẻ. Và ngay tối hôm ấy, bà Vương nghe thấy tiếng cãi nhau của vợ chồng trong phòng.

Trước đây, bà Vương luôn nghĩ con dâu là người hòa đồng. Ngày mới về làm dâu, cô cũng tận tình và chu đáo, nhưng từ khi bà đến ở cùng, con dâu không còn vui vẻ như vậy nữa. Đêm ấy, bà Vương trằn trọc không ngủ được. Bà nghĩ, vừa mới đến ở cùng con dâu đã không vui thì sau này sống với nhau thế nào.

Mẹ chồng dọn đến nhà con trai ở, góp 5 triệu tiền sinh hoạt 1 tháng nhưng vẫn bị con dâu "chơi xỏ" - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Ban đầu, bà Vương nghĩ nguyên nhân chính khiến con dâu không vui là thêm một người đồng nghĩa với việc thêm phần ăn uống, chi tiêu trong nhà.

Ngày hôm sau, khi ăn sáng, bà Vương chủ động nói: “Mẹ cũng biết việc này không dễ dàng gì với hai con, từ nay mẹ sẽ sống ở đây và gửi các con 5 triệu mỗi tháng, các con thấy sao?”.

Lương hưu hàng tháng của bà được 12 triệu, nhưng không thể đưa hết cho các con, bà cũng muốn dành dụm để sau này nhỡ có việc hoặc khi bà mất để các con không mất tiền lo toan ma chay. Hơn nữa, bà cũng đã già, ăn uống không nhiều, nên việc hỗ trợ chẳng qua là đưa cho các con thêm chút sinh hoạt phí, khi có việc cần bà sẽ đưa thêm tiền.

Sau khi nghe bà đề nghị thế, sắc mặt con dâu cũng dịu lại và nói: “Mẹ ơi, mẹ khách sáo quá, từ nay về sau mẹ có thể yên tâm sống như đây là nhà của mẹ”.

Sau khi con dâu nói thế, bà Vương cũng gỡ được tảng đá lớn trong lòng. Bà vốn tưởng rằng, con nói thế vì sự chân thành và thoải mái hơn với việc bà sống cùng hai con. Mới đầu, bà cũng dè dặt khi ở nhà con trai, nhưng sau này bà cũng thoải mái hơn vì tự nhủ rằng con dâu không khó chịu nữa.

Mẹ chồng dọn đến nhà con trai ở, góp 5 triệu tiền sinh hoạt 1 tháng nhưng vẫn bị con dâu "chơi xỏ" - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Thế rồi cuộc sống cũng chẳng vui vẻ được bao lâu, nhiều khi bà Vương dọn dẹp nhà nhưng quên không đặt mọi thứ lại vị trí cũ. Con dâu không hài lòng với điều này. Có lần, ở nhà một mình, bà Vương nấu ăn phần thịt ba chỉ trong tủ lạnh, cũng vì thơm ngon quá nên bà ăn hết lúc nào chẳng hay. Đến tối về không thấy món thịt, con dâu liền nói bà ích kỷ khi ăn một mình.

Bà Vương cũng tủi thân cho rằng, dù sao mỗi tháng cũng gửi con 5 triệu tiền sinh hoạt phí, tại sao bà không thể ăn hết miếng thịt? Tại sao bà lại trở nên ích kỷ chỉ vì điều này? Trước sự bất mãn và trách móc của con dâu, bà cảm thấy hụt hẫng.

Mẹ chồng dọn đến nhà con trai ở, góp 5 triệu tiền sinh hoạt 1 tháng nhưng vẫn bị con dâu "chơi xỏ" - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Mỗi lần con dâu đi mua sắm về sẽ gọi điện cho bà Vương và nói rõ ràng những món nào có thể ăn và sử dụng tùy thích, những món nào bà không thể chạm vào. Hành vi của con dâu khiến bà cảm thấy rất khó chịu. Bà là mẹ chồng nhưng con dâu lại mắng bà như một đứa trẻ. Có lần, con dâu kiểm kê tất cả những thứ cô mua trước mặt bà và bảo bà đừng tùy tiện.

Cô con dâu nhấn mạnh: “Ở nhà con thì cần tuân thủ nếp sống ở nhà con. Nếu mẹ không thích thì mẹ về nhà mẹ sống một mình đi”.

Lời nói của con dâu khiến bà vô cùng sốc, không ngờ con dâu lại nói chuyện với thái độ như vậy. Nếu con trai không ra kịp thời ngăn cản, hai người sẽ cãi vã dữ dội hơn.

Kể từ ngày đó, bà Vương và con dâu ngày càng xảy ra nhiều mâu thuẫn, thậm chí cô ấy không còn giả vờ trước mặt bà nữa mà ngang nhiên tuyên bố muốn bà về nhà riêng.

Và để “ép” bà rời đi, cô ấy còn mang về một con chó để nuôi, mặc dù biết bà bị dị ứng với lông chó.

Con dâu bất ngờ mang về một chú chó nhỏ và cười nói rằng con chó này là quà của bạn tặng. Vừa nhìn thấy con chó, bà Vương bàng hoàng nói: “Con biết mẹ bị dị ứng với lông chó mà vẫn mang chó về nhà, ý con là gì?”. Không ngờ con dâu tỏ ra ngạc nhiên và bực bội nói: “Ôi, làm sao mẹ biết con bị dị ứng với lông chó? Con đã hứa với bạn con rằng sẽ chăm sóc tốt con chó này, giờ con gửi nó đi đâu được?”.

Bà thất vọng về con dâu đến mức chỉ có thể đặt hy vọng vào con trai mình. Khi con trai tan sở, bà liền nói với nó rằng con dâu muốn nuôi một con chó ở nhà.

Mẹ chồng dọn đến nhà con trai ở, góp 5 triệu tiền sinh hoạt 1 tháng nhưng vẫn bị con dâu "chơi xỏ" - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Bà phàn nàn với con trai nhưng phản ứng của đứa con bà hết mực yêu thương lại nằm ngoài dự đoán của mình. “Mẹ ơi, nếu mẹ ở bên chúng một thời gian, bệnh dị ứng của mẹ sẽ tự nhiên thuyên giảm. Chúng con luôn muốn nuôi một con chó nhỏ từ lâu, tình cờ bạn của cô ấy muốn tặng con chó này. Lần này thật may khi không mất tiền mua mà vẫn có một con chó đáng yêu như vậy”.

Phản ứng này của con trai khiến bà thất vọng hơn cả con dâu.

Đến lúc này, cuối cùng bà cũng nhận ra rằng không chỉ con dâu không thích bà ở đây mà ngay cả con trai cũng chán ghét. Con dâu không phải con ruột nên bà sẽ không nói gì nhưng hành vi của con trai thực sự khiến bà đau lòng.

Vất vả nuôi con khôn lớn, khi về già chỉ có mình con để nương tựa nhưng vợ chồng con trai lại tìm đủ mọi cách để đuổi bà đi.

Ngày hôm sau, bà dọn hành lý và trở về căn nhà cũ. Con dâu biết mẹ chồng sắp về thì giả vờ xin lỗi, nói rằng không biết mẹ bị dị úng, nếu biết đã không đón chó về nhà. Bà chẳng thèm đôi co vì đến con trai còn không quan tâm mẹ thì bà không hy vọng gì ở con dâu nữa.

Bây giờ bà vẫn có thể đi lại, khi già hơn, tiền tiết kiệm và lương hưu sẽ đủ để bà vào viện dưỡng lão có người chăm sóc.

Câu chuyện của bà Vương là lời nhắc nhở về một thực tế khắc nghiệt: Không phải lúc nào lòng hiếu thảo cũng trở thành hành trang cho tuổi già, và không phải mỗi người con đều nhớ về những hy sinh thầm lặng của cha mẹ mình.

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinhay8.com - © 2024 News