Nhìn thấy vợ cũ trong dáng dấp khệ nệ của phụ nữ mang bầu, tôi lại chợt nhớ đến những lời đay nghiến của mẹ “cây độc không trái gái độc không con”.
Linh là vợ cũ của tôi, chúng tôi kết hôn 7 năm về trước. Lúc mới cưới sức khỏe của mẹ tôi không được tốt nên bà muốn chúng tôi phải có con ngay, phải sinh cho bà được thằng cháu nội. Cũng vì thế nên Linh áp lực lắm. Suốt 1 năm không có thai, cô ấy sợ hãi đến mức đi làm chẳng dám về nhà vì sợ mẹ chồng chì chiết.
Có lần, mẹ gọi tôi ra bảo “nhìn vợ mày chắc tịt rồi” và yêu cầu tôi “bỏ sớm còn lấy vợ khác, không thì gia đình này tuyệt tự”. Nói thật tôi vẫn yêu vợ mình lắm, nhưng đứng trước sự lựa chọn giữa mẹ và vợ, tôi chẳng biết phải làm thế nào.
Mâu thuẫn giữa mẹ tôi và Linh ngày càng căng thẳng chỉ vì chuyện bầu bí, đến mức có lần bà đùng đùng gọi tôi về nhà để giải quyết sự việc. Bà đay nghiến vợ tôi “cây độc không trái gái độc không con”, khi Linh phản ứng lại giữa 2 người liền xảy ra cãi vã. Tôi về nghe mẹ nhiếc móc, vợ cãi mẹ liền không giữ được bình tĩnh cho cô ấy một cái bạt tai. Sau lần đó, Linh bỏ đi, chúng tôi chính thức ly hôn sau 2 năm.
Kể từ khi chia tay, Linh cũng nghỉ việc, chuyển đến một nơi khác sinh sống. Từ đó chúng tôi cũng bặt tin nhau. Về phần mình, 6 tháng sau tôi kết hôn với một người vợ mới, hơn tôi 2 tuổi nhưng đáp ứng mọi tiêu chí của mẹ.
Kết hôn lần 2, cuộc sống của tôi khá êm ấm, chúng tôi có một cậu con trai xinh xắn, mẹ tôi cũng yên lòng khi bà mắc bạo bệnh rồi qua đời. Tôi coi như cũng làm tròn chữ hiếu và mong mỏi của bà về đứa cháu đích tôn. Dù nhiều lời bàn ra tán vào việc cu Dũng chẳng giống tôi cho lắm, nhưng tôi cũng không mảy may nghĩ điều gì khác vì tin tưởng tuyệt đối vào vợ mình.
Gần đây, tôi có một số hội thảo tham dự ở TP.HCM, tiện khi đi công tác, tôi ghé thăm nhà mấy người thân. Khi đang ngồi cà phê cạnh một siêu thị lớn, rất đông người dân tụ tập, đứng xếp hàng để nhận phần cơm từ thiện, chị chủ quán bảo: “Vợ chồng cái cô này ngoài Bắc vô đây, tuần nào cũng đi làm từ thiện, tốt lắm! Nghe nói còn xây cả nhà cho người nghèo nữa”. Tôi cười lấy lệ cũng chẳng quan tâm cho đến khi đám đông giãn bớt, một hình bóng quen thuộc vô cùng. Tôi bước ra để nhìn rõ hơn, rõ ràng là Linh, cô ấy đang khệ nệ ôm bụng bầu sắp xếp lại những hộp cơm cuối cùng.
Thấy vợ cũ sau 5 năm xa cách, tôi định tiến lại hỏi thăm rồi mỉa mai vài câu về chuyện cuối cùng cô ấy cũng có bầu sau vài năm “tịt đẻ”. Thế nhưng vừa bước lại gần, chân tôi chợt khựng lại khi nghe một nam thanh niên cúi đầu trước cô ấy “chào giám đốc”. Tôi định quay đi nhưng Linh đã trông thấy, cô ấy gọi tên tôi và cuộc gặp sau đó đã thay đổi cuộc đời tôi hoàn toàn.
Linh kể sau khi ly hôn, cô ấy vào miền Nam xin việc và gặp người chồng bây giờ. Chồng Linh cũng ly hôn vợ và có một cô con gái. Cả hai nương tựa nhau và cùng gây dựng nên cơ nghiệp. Gần đây, công ty đi vào ổn định, cả hai mới nghĩ đến chuyện có con. Tôi buột miệng: “Sao em mang thai được? Sống với anh 2 năm em có con được đâu?”.
Linh mỉm cười bảo: “Anh không nhớ gì hết sao, dạo em và anh đi khám ở bệnh viện thành phố, nhưng anh bận về trước vì vướng lịch họp, lúc sau bác sĩ có gọi em vào nói anh bị vô sinh, do có vấn đề về ống dẫn tinh. Bảo hai vợ chồng nên kiên trì theo dõi và điều trị vì giờ y học rất hiện đại. Còn mọi chỉ số của em thì bình thường. Nên lý do mình mãi không có con là như vậy. Nhưng em chưa dám nói gì sợ anh buồn, cũng không dám nói với mẹ thì sự việc xảy ra như vậy. Em cũng nông nổi nên khi bị mẹ ép, chồng đánh em không muốn sống trong gia đình anh nữa”.
Tôi nghe xong mà rụng rời, tôi không tin những gì cô ấy nói, tôi vẫn có con kia mà. Thế nhưng Linh chỉ nhẹ nhàng khuyên tôi không tin có thể vào bệnh viện kiểm tra lại, biết đâu chỉ là chúng tôi không hợp thì không có con. Tôi ra về mà cảm thấy đầu óc lùng bùng, sinh khí như cạn kiệt, tôi bỗng nhớ lại những lời hàng xóm bàn tán “cu Dũng chẳng thấy giống mày”…
Vô sinh nam là những vấn đề sức khỏe của người đàn ông làm giảm khả năng giúp cho bạn tình có thai. Nguyên nhân thường là do các vấn đề trong việc sản xuất tinh trùng hoặc khả năng đưa tinh trùng đến gặp trứng. Do đó, nam giới cần chủ động thăm khám nếu thấy các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến vô sinh nam bao gồm:
Các vấn đề về chức năng tình dục như khó xuất tinh, giảm ham muốn tình dục hoặc khó duy trì sự cương cứng (rối loạn cương dương).
Đau, sưng, khó chịu hoặc có u cục ở tinh hoàn.
Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát.
Không có khả năng ngửi.
Tăng trưởng vú bất thường.
Giảm lông trên mặt hoặc các vùng cơ thể.
Điều trị vô sinh ở nam giới thế nào?
Với sự tiến bộ của y khoa trong việc chữa vô sinh ở nam, hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị giúp những người đàn ông hiếm muộn có thể thực hiện được thiên chức của mình.
Trong tất cả mọi trường hợp nghi ngờ vô sinh bác sĩ có thể chẩn đoán dựa vào:
– Khám tổng quát: Bác sĩ sẽ kiểm tra toàn bộ bộ phận sinh dục nam, đồng thời sẽ hỏi về tiền sử và các thói quen sinh hoạt tình dục.
– Phân tích tinh dịch: giúp kiểm tra chất lượng tinh trùng xem có sự bất thường nào về hình dạng (hình thái) và sự di chuyển (vận động) không. Ngoài ra, còn tìm thêm các dấu hiệu liên quan như nhiễm trùng.
– Siêu âm bìu
– Xét nghiệm nội tiết tố
– Xét nghiệm nước tiểu sau khi xuất tinh
– Xét nghiệm di truyền – Sinh thiết tinh hoàn
– Xét nghiệm chức năng tinh trùng chuyên biệt.
Thông thường không thể xác định được nguyên nhân chính xác gây vô sinh nam. Cho nên bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị hoặc thủ thuật để có thể giúp quá trình thụ thai được thực hiện.