×

Nhà báo Trương Anh Ngọc lên tiếng vụ quán quân Olympia bị cả CĐM cô-ng k-í-c/h

Gửi một lời chúc mừng đến những người chiến thắng khó lắm sao?

Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024 đã khép lại vào ngày 13/10 với vòng nguyệt quế thuộc về Võ Quang Phú Đức (học sinh Trường THPT chuyên Quốc học Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế). Tuy vậy, chiến thắng này vẫn gây tranh cãi cho đến nay vì màn “bấm chuông giành chiến thắng” của nhà vô địch.

Là một người theo sát các thí sinh từ đầu cho đến khi kết thúc cuộc thi, nhà báo Trương Anh Ngọc cũng bị “dội bom tịn nhắn” các kiểu, chỉ trích người chiến thắng là “khôn lỏi”, “tiểu xảo” nên “không xứng đáng thắng”, không “tâm phục khẩu phục” và một số vấn đề khác.

Trước những ý kiến trái chiều, nhà báo này cuối cùng cũng phải lên tiếng “nói 1 lần cho rõ”.

Xin được chia sẻ lại những quan điểm của anh xung quanh cuộc thi này:

1. Về hành động bấm chuông của Phú Đức

Xin hỏi: Nếu bạn đứng trước cơ hội để bảo vệ một lợi thế dẫn điểm không còn quá an toàn mà bạn đã dày công chiến đấu dữ dội từ đầu để cuối cùng bạn chỉ còn một bước quyết định để tới chiến thắng, mà chiến thắng ấy là vinh quang có được từ một cuộc thi, là học bổng, là cơ hội đi học ở nước ngoài, bạn sẽ làm gì:

A/ Tận dụng luật chơi để giữ lợi thế, kể cả khi bạn không có được câu trả lời đúng, nhưng đơn giản đó chỉ là chiến thuật nhằm bảo vệ lợi thế

B/ Bạn nghĩ đến cộng đồng mạng sẽ ca ngợi bạn là chơi đẹp và rồi nhường lợi thế ấy cho người đang bám sát nút bạn, để rồi người đó chiến thắng và giành tất cả, còn bạn sẽ có được lời khen?

Mình tin rằng, đa phần chúng ta đều chọn phương án A, bởi nếu bạn chọn phương án B, chưa chắc bạn đã được khen là chơi đẹp, mà còn bị cho là ngốc nghếch. “Cộng đồng mạng” là một tập hợp của đủ thứ quan điểm, tư duy, nền tảng giáo dục, là những người yêu thích bạn nhưng cũng có cả những người căm ghét bạn, những người không bao giờ có một cơ hội đi xa khỏi vùng suy nghĩ hạn hẹp. Họ không sống vì bạn mà vì cái tôi cá nhân của họ, họ muốn bạn phải thoả mãn họ. Còn bạn, bạn phải sống cho bạn, cho những người yêu thương bạn và quý trọng bạn. Bạn không có trách nhiệm sống để làm hài lòng cả thiên hạ.


Vì thế, trong cuộc chơi này, một game show, bạn có quyền tận dụng luật chơi cho phép để chiến thắng và Phú Đức đã làm đúng điều đó. Đó là sự thông minh, quyết đoán và mạnh mẽ. Người chỉ trích sự “khôn lỏi” chắc không hiểu rõ luật chơi, không hiểu rằng mọi chặng của cuộc thi đều đã được các thí sinh luyện tập tháng ngày và công bố rõ ràng trong cuộc thi, không hiểu rằng các thí sinh phải tập phản xạ để được bấm chuông nhanh nhất trong mọi hoàn cảnh vì luật chơi cho phép. Bạn chậm là bạn đã tự loại mình khỏi cuộc chơi trong loạt cân não, giống như đấu súng vậy, bắn chậm là bạn chết, kể cả khi phát súng cuối cùng của đối thủ bắn nhanh hơn không trúng bạn, nhưng bạn vẫn ngã xuống, đơn giản vì đã trúng đạn ở các loạt trước rồi.

Bạn chỉ trích Phú Đức bấm nhanh để giành lợi thế, tại sao bạn không chỉ trích nốt Nguyên Phú không giành lợi thế đó cho mình, mà lại chậm thế, để bạn Đức bấm trước, trong khi cả 2 cùng nghe đề như nhau, ở cùng một địa điểm, và nữa, hai bạn đứng gần nhau, chẳng nhẽ không biết việc bấm trước chính là cơ hội để giành quyền trả lời, qua đó cho mình một lợi thế mang tính quyết định?

Cuộc thi này là như vậy, nó có sự công bằng của riêng nó, theo các luật chơi đã được công bố. Một cuộc chơi để chiến thắng và người chơi vận dụng cả trí tuệ lẫn sự khôn khéo và chiến thuật để thắng. Sự công bằng chính là việc ai cũng có cơ hội để được trả lời, nhưng sự nghiệt ngã của nó là ở chặng cuối cùng, người bấm nhanh nhất được trả lời trước. Thí sinh biết không? Quá biết, họ thậm chí đã tập bấm chuông đấy. Vậy thì còn kêu ca gì nữa, mà kể cả khi Đức trả lời sai thì cậu bị trừ điểm mà vẫn đủ điểm để thắng, nhưng Đức không ăn cắp số điểm ấy vì đó là điểm cậu đã tích luỹ bằng cách chiến đấu với 3 thí sinh kia ở các phần thi trước.

2. Về cách ăn mừng của quán quân

Có bạn phàn nàn là người chiến thắng ăn mừng nên tiết chế, không thì phản cảm lắm. 4 năm trước, khi Thu Hằng, một thí sinh nữ chiến thắng giải năm 2020, cô bé cũng bị ném đá là “tự tin thái quá khi ăn mừng chỉ 2 tay lên trời”.

Ô hay, không hiểu người ta còn muốn cháu phải sống như thế nào nữa nhỉ? Hay là họ muốn cháu phải cười nhẹ nhàng, dịu dàng, nói những câu có cánh về các thể loại cảm ơn như đọc diễn văn thể hiện sự biết ơn vốn chúng ta đã nghe rất nhàm, hay phải khóc nức lên cho giống drama, hoặc nói những câu để thấy rằng mình là người rất là khiêm tốn, có ý chí tiến thủ, phải học hỏi nhiều? Năm nay, đến lượt Đức dính ý kiến như vậy.

Các cháu ạ, tại sao phải kìm hãm niềm sung sướng đã giành chiến thắng trong một cuộc chơi cân não kinh khủng như thế. Các cháu cứ như thế nào thì hãy sống như thế, nói như thế, thể hiện như thế. Vì đấy là cháu, chính cháu, không phải ai khác, không phải là bạn A, bạn B nào đó, không cần phải làm như thế nào đó để nịnh cả thiên hạ nhằm làm hài lòng tất cả mọi người. Một xã hội văn minh là một xã hội mà các thành viên của nó chấp nhận mỗi người là một người khác nhau, chấp nhận và không đánh giá, phán xét, chụp mũ những người nào đó khác mình khi bản thân người ấy không gì phạm pháp hay vi phạm bất cứ điều gì về thuần phong mĩ tục.

Sự tự tin của những người trẻ về những giá trị mà mình có không phải là một tội, mà đó là một giá trị cần phát huy. Trí tuệ là một tài sản lớn, và trí tuệ ấy cũng cần phải được phát huy. Nhưng trước hết, dù gì đi chăng nữa, một cá nhân vẫn là một cá nhân riêng lẻ và việc dìm cá nhân ấy xuống chỉ vì làm một điều gì đó khác với suy nghĩ của chính chúng ta là một điều ngớ ngẩn vô cùng.

3. Olympia là cuộc thi tìm “nhân tài cho nước Úc”

Năm nào cũng thế, sau mỗi lần “Đường lên Đỉnh Olympia” có nhà quán quân mới, mình thấy dân mạng lại lên tiếng, theo kiểu “Đường lên đỉnh Australia”, “Nước Úc đón chào nhà vô địch”, hay “đi thì đi, nhưng phải về để xây dựng đất nước chứ”.

Chúng ta nên suy nghĩ cởi mở hơn, đây là thế kỷ 21 rồi và cơ hội để bay ra thế giới rất nhiều. Sinh viên Việt Nam ở nước ngoài cũng rất đông, trong khi người nước ngoài đến Việt Nam để học cũng có rồi, còn những người nước ngoài đã định cư hoặc làm việc lâu dài ở nước mình không hề ít. Cuộc thi này chính là một cơ hội như thế và người chiến thắng có cơ hội đi du học, những người không thắng cũng đủ thông minh để nhìn về con đường phía trước. Nếu họ có cơ hội học ở nước ngoài, sau đó ở lại và cống hiến cho đất nước đã chắp cánh cho họ thì đấy là điều tốt cho họ.

Đất lành chim đậu. Các cụ bảo cấm có sai. Khi đất nước đã mở cửa và những cơ hội bay ra thế giới đã trở nên nhiều hơn, bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó có con đường học vấn, thì việc họ được một trường đại học hay một công ty danh tiếng của nước ngoài đón nhận cũng là chuyện bình thường.

Trên thực tế, điều này đã xảy ra với rất nhiều quốc gia có người tài, khi dòng chất xám chảy về những nơi đãi ngộ họ tốt hơn, cho họ nhiều cơ hội phát triển hơn. Nếu đất nước mình không giữ được họ cũng không là chuyện quá khó hiểu và nếu họ ước mơ, rồi làm tất cả để đạt ước mơ ở nước ngoài, cũng là chuyện không phải là một tội lỗi. Bởi đấy là bạn mưu cầu hạnh phúc một cách chính đáng. Bạn sống tốt ở nước ngoài và bạn sống hạnh phúc cũng là một cách để làm rạng danh hình ảnh nước Việt và của chính bạn theo cách của mình.

Có rất nhiều cách để đóng góp cho quê hương mà không nhất thiết cần phải sống hoặc làm việc trên mảnh đất này. Gửi một lời chúc mừng đến những người chiến thắng khó lắm sao?

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinhay8.com - © 2024 News