Vợ chồng tôi về thăm nhà vào buổi trưa, đúng giờ ăn cơm của gia đình. Thấy mâm cơm mà chúng tôi sửng sốt.
Trước khi cưới chồng, tôi đã mua được nhà riêng. Vậy nên tuy lấy chồng gần 1 năm nay nhưng tôi chưa từng làm dâu. Vì công việc bận rộn nên vợ chồng tôi cũng ít khi về quê, chỉ về vào dịp giỗ, lễ. Bố mẹ chồng tôi hiền lành, chịu khó và có tư tưởng rất thoáng. Ông bà không bao giờ có suy nghĩ ép buộc con dâu phải thế này thế nọ thế kia; mỗi khi tôi về chơi, ông bà đều chiều chuộng, miễn sao tôi thấy thoải mái nhất là được.
Tôi hay biếu t.iền bố mẹ chồng, cũng hay hỏi ông bà có cần mua thứ gì trong nhà không, nếu đủ điều kiện thì tôi sẵn sàng mua tặng. Nhưng mẹ chồng đều bảo không cần, bà còn khoe mình có 8 triệu t.iền lương hưu nên cũng không đến nỗi thiếu thốn. Mẹ chồng còn bày tỏ tâm nguyện, chỉ cần vợ chồng tôi sống sung sướng, hạnh phúc là bà đã yên lòng rồi, ngoài ra không cần chúng tôi phải cho bà t.iền bạc gì cả. Tôi phải ép lắm, bà mới nhận 2 triệu/tháng mà tôi đưa.
Hôm chủ nhật, vợ chồng tôi đi xem đất ở quê, sẵn tiện ghé nhà thăm bố mẹ chồng. Lúc đó là hơn 11 giờ trưa, chúng tôi dự định ăn cơm với bố mẹ luôn. Khi thấy chúng tôi về bất ngờ, bố mẹ chồng mừng rỡ, chạy ra đón, mẹ chồng còn lấy nón che cho tôi đi vào nhà vì xe ô tô phải đỗ ở ngoài đường lớn chứ không chạy sâu vào hẻm được.
Ảnh minh họa
Nhưng khi tôi hào hứng nói muốn ăn cơm trưa với bố mẹ luôn thì ông bà tỏ vẻ lúng túng. Đến lúc mở lồng bàn đậy mâm cơm, chúng tôi khựng người sửng sốt biết lý do vì sao bố mẹ lại bối rối đến vậy. Mâm cơm chỉ vỏn vẹn cái trứng luộc dầm mắm ớt với bát canh rau lõng bõng nước. Bố chồng vội vã chiên thêm mấy cái trứng cho vợ chồng tôi ăn.
Tôi hỏi thường ngày bố mẹ cũng ăn uống đạm bạc như thế này sao? Sao mỗi lần tôi về, bố mẹ đều nấu ăn rất ngon. Vả lại, với mức lương hưu 8 triệu mỗi tháng và t.iền tôi cho thêm 2 triệu thì ông bà phải chi tiêu dư dả chứ, sao lại ăn uống kham khổ, thiếu chất như vậy? Mẹ chồng tôi cười giả lả, bảo ông bà lớn t.uổi rồi, ăn uống như vậy cho tiện, ăn nhiều thịt cá quá cũng dễ sinh bệnh.
Bố chồng ngồi bên cạnh, thở dài một câu mà chúng tôi càng sốc hơn: “Tôi bảo bà rồi, bữa ăn cũng phải có chút thịt cá, cứ ăn rau với trứng mãi thì sức khỏe bị ảnh hưởng lắm. Nhỡ may đau bệnh thì càng khổ con hơn”. Chồng tôi hỏi tại sao mẹ lại tiết kiệm đến mức không dám mua thịt cá để ăn? Bà mới bảo phải tiết kiệm ít nhất một tháng 6 triệu vì không muốn về già đau bệnh lại trở thành gánh nặng của con cái. Còn 2 triệu chúng tôi đưa mỗi tháng, bà đều không động đến, định đợi tôi sinh con rồi cho lại cháu.
Thật sự nghe mẹ chồng nói xong, tôi vừa thương vừa giận bà. Mẹ lo xa, nghĩ xa và nghĩ nhiều cho con cháu quá nên dành thiệt thòi cho bản thân mình. Chồng tôi nắm tay mẹ, bảo mẹ cứ chi tiêu thoải mái cho việc ăn uống, sinh hoạt; còn sau này đau bệnh thì vợ chồng tôi sẽ lo, chúng tôi có t.iền và có trách nhiệm nên bố mẹ đừng quá lo lắng nữa.
Giờ vợ chồng tôi đã về thành phố nhưng vẫn không nguôi lo lắng cho bố mẹ chồng ở quê. Phải làm sao để mẹ chồng cải thiện mâm cơm trong nhà và chi tiêu hợp lý hơn đây? Bà cứ mải lo xa như thế, người đáng thương nhất cũng chính là bà và ông mà thôi.