Khi cưới, nhà chồng không cho tôi được một đồng. Còn gia đình tôi thuộc dạng khá giả, tôi lại là con một nên bố mẹ đã cho 1 tỷ làm của hồi môn.
Ngay từ lúc yêu, vợ chồng tôi đã sống chung. Không lâu sau đó, anh đưa tôi về nhà ra mắt. Lúc ấy, mẹ chồng rất tốt với tôi, bà luôn gọi tôi là con gái.
Mỗi lần đến đó, bà đều làm món thịt kho nước dừa mà tôi thích nhất. Lúc ấy, mẹ anh còn hứa hẹn khi chúng tôi cưới nhau, bà sẽ cho hai đứa một khoản tiền để làm vốn. Từng hành động của bà khiến tôi có ấn tượng rất tốt.
Yêu hơn 1 năm, tôi có thai. Chồng tôi mừng lắm, gọi điện cho mẹ ngay để báo tin vui và chuẩn bị tổ chức đám cưới. Không biết mẹ đã nói gì nhưng khi cúp điện thoại, tôi thấy sắc mặt anh không vui. Gặng hỏi mãi anh không nói, chỉ nói rằng mẹ chồng muốn tôi về quê nói chuyện.
Ngày hôm sau, chúng tôi về nhà. Khi ấy, mẹ chồng đã nói thế này:
– Con đang có bầu nên phải tổ chức đám cưới ngay, nếu không bụng bầu mặc váy cưới không đẹp, làng xóm lại dị nghị ra vào. Nhưng gia đình mình đang gặp khó khăn, không có tiền để bỏ lễ đen. Tuy nhiên con yên tâm, sau này có tiền, bố mẹ sẽ không đối xử tệ với con đâu.
Tôi không phải là người phụ nữ coi trọng tiền bạc, luôn cảm thấy tiền tài là vật ngoài thân. Vì thế, tôi không coi trọng tiền quà cưới và cho rằng chỉ cần cả hai yêu nhau mới là điều quan trọng nhất. Cho nên, tôi đồng ý với yêu cầu của mẹ chồng.
Nhưng khi báo chuyện này với bố mẹ, họ đều trách tôi dại. Nhưng sự thật là tôi đang mang thai, không thể trì hoãn chuyện cưới xin được nên tôi đành phải kết hôn càng sớm càng tốt.
Trước cưới, bố mẹ chồng nói rằng sẽ không nạp lễ đen vì gia đình đang gặp khó khăn. (Ảnh minh họa)
Khi cưới, nhà chồng không cho tôi được một đồng. Còn gia đình tôi thuộc dạng khá giả, tôi lại là con một nên bố mẹ đã cho 1 tỷ làm của hồi môn.
Vào đêm tân hôn, mẹ chồng lại gõ cửa phòng tìm tôi nói chuyện. Bà đề nghị được giữ của hồi môn của tôi:
– Các con còn trẻ, chưa biết cách quản lý tiền bạc, chi tiêu hoang phí. Con hãy đưa của hồi môn đây mẹ giữ cho, sau này các con cần tiền làm vốn kinh doanh hay muốn mua nhà ra ở riêng thì mẹ sẽ trả lại cho.
Tôi rất không vui khi nghe mẹ chồng nói những lời này, vì thế đã nói thẳng rằng đây là tiền bố mẹ cho tôi, không thể đưa cho bà được. Nhưng mẹ chồng vẫn ra sức thuyết phục, chồng cũng nói thêm vào mà thiết nghĩ bản thân không biết giữ tiền, cầm tiền trong tay tôi không biết làm gì nên đã đưa cho mẹ chồng toàn bộ của hồi môn lẫn quà cưới.
Tuy nhiên, khi đưa tiền cho mẹ chồng rồi tôi lại thấy hối hận đến cùng cực. Bình thường vợ chồng tôi không thiếu tiền tiêu xài, vì ở chung nhà với bố mẹ chồng, tiền ăn uống hàng ngày ông bà cũng lo hết rồi. Nhưng khi hai vợ chồng đi du lịch hay muốn mua thứ gì đó mà thiếu tiền, bảo mẹ chồng đưa tiền thì bà bà nhất quyết không đưa. Nói chung, tiền đã vào túi mẹ chồng rất khó lấy ra. Nhiều lúc tôi ấm ức lắm, muốn đòi thẳng rồi sau này muốn ra sao thì ra nhưng chồng đã ngăn lại.
Ngay trong đêm tân hôn, mẹ chồng đã yêu cầu tôi đưa của hồi môn cho bà giữ. (Ảnh minh họa)
Rồi cách đây mấy hôm, mẹ chồng đưa cho vợ chồng tôi một cuốn sổ tiết kiệm rồi hí hửng khoe:
– Trước cầm của hồi môn của con, một nửa mẹ đem đi mua đất, một nửa đem đi mua vàng. Giờ qua mấy năm giá vàng đã lên cao, miếng đất mua trước đó cũng bán rất được giá. Mẹ mới bán đi rồi cho lập cho các con một cuốn sổ tiết kiệm. Ngoài ra, bố mẹ cũng cho thêm các con 500 triệu, hai đứa muốn làm ăn hay đầu tư gì thì làm.
Trước sở dĩ bố mẹ không cho, cũng đòi cầm của hồi môn của các con là vì mẹ thấy hai đứa tiêu hoang quá, một ngày không biết nhận mấy đơn hàng. Hỏi kế hoạch tương lai thì mông lung nên mẹ đành đóng vai ác. Đây cũng là lần đầu tiên mẹ đầu tư đất, mua vàng, không biết lỗ hay lãi nên không dám nói với các con. Giờ đầu tư thành công, thấy các con cũng chín chắn hơn thì mẹ mới dám nói sự thật, giao tiền.
Nghe những lời mẹ chồng nói mà tôi nghẹn ngào, hóa ra bao lâu nay tôi đã hiểu lầm mẹ. Ngẫm lại, nếu ngày đó không đưa tiền cho mẹ chồng giữ, có lẽ đến bây giờ của hồi môn của tôi đã bay hết rồi chứ không đẻ thêm tiền như bây giờ.