×

Lại tiếp tục có đợt áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên: Người dân chỉ biết chắp tay cầu nguyện mong mọi sự đừng tệ đi

Dự báo 2 trong 3 áp thấp bủa vây Philippines đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Đặc biệt, 1 trong số đó có thể tiếp tục phát triển thành bão dữ dội gây mưa to nhiều nơi.

Khả năng 1 trong 3 áp thấp ở Philippines mạnh thành bão dữ dội

Theo dự báo bão mới nhất của Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA), áp thấp ở phía đông Batanes đã phát triển thành áp thấp nhiệt đới và được đặt tên là Julian.

Cụ thể, vào hồi 5h ngày 27/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,9 độ vĩ bắc, 126,9 độ kinh đông, cách Itbayat, Batanes 525 km về phía đông.

Sức gió mạnh nhất ở tâm áp thấp nhiệt đới là 55 km/h, giật 70 km/h, áp suất trung tâm là 1004 hPa.

Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây nam với tốc độ 15 km/h. Phạm vi gió mạnh mở rộng ra ngoài tới 150km từ tâm áp thấp nhiệt đới.

Dự báo đường đi của áp thấp nhiệt đới Julian. Ảnh: PAGASA.

Julian dự kiến sẽ đi theo đường vòng trên vùng biển phía đông Batanes và Cagayan trong 5 ngày tới.

Theo dự báo ban đầu trên Lao Động ngày 27/9, áp thấp nhiệt đới sẽ di chuyển về phía nam tây nam và giảm tốc, sau đó di chuyển chậm về phía tây vào thứ Bảy (ngày 28/9) và tây bắc vào Chủ nhật (ngày 29/9), trước khi tăng tốc về phía bắc vào thứ Hai (ngày 30/9) và thứ Ba (ngày 1/10).

Cảnh báo áp thấp nhiệt đới sẽ liên tục mạnh lên và sẽ ở cấp độ bão nhiệt đới vào 29/9 và bão cuồng phong dữ dội vào 1/10.

Ngoài Julian, PAGASA cũng đang theo dõi áp thấp nhiệt đới bên ngoài khu vực dự báo của Philippines (PAR).

Tính đến 2h ngày 27/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới này ở vào khoảng 17,5 độ vĩ bắc, 146,4 độ kinh đông, cách Trung Luzon 2.610 km về phía đông.

Sức gió mạnh nhất gần tâm áp thấp nhiệt đới 55 km/h, giật lên đến 70 km/h và di chuyển về phía bắc tây bắc với tốc độ 15 km/h.

Hiện PAGASA cũng đang theo dõi một vùng áp thấp khác bên ngoài PAR ở vào khoảng 16,9 độ vĩ bắc, 137,6 độ kinh đông (lúc 2h ngày 27/9), cách Trung Luzong 1.710km về phía đông.

Do ảnh hưởng của áp thấp và áp thấp nhiệt đới, các khu vực Ilocos Norte, Apayao, Batanes, Cagayan bao gồm Quần đảo Babuyan và Isabela, cũng như Metro Manila và các vùng còn lại của Philippines trời nhiều mây với mưa rải rác và giông bão, có khả năng xảy ra lũ quét hoặc lở đất do mưa vừa đến mưa to.

Biển động vừa phải dự kiến sẽ xuất hiện trên Batanes, Cagayan và Isabela, sóng cao 2,5 mét.

Cảnh báo Biển Đông có thể xuất hiện 5 cơn bão trong ba tháng cuối năm

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, trong 3 tháng cuối năm 2024 (tháng 10,11 và 12), hiện tượng ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina với xác suất 60-70%.

Dự báo thời tiết từ tháng 10-12/2024, hoạt động của bão/áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện ở mức xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN 4,5 cơn); trong đó số cơn đổ bộ vào đất liền có thể cao hơn so với TBNN và tập trung nhiều ở khu vực Trung bộ và các tỉnh phía Nam.

Trong đó, cần đề phòng khả năng bão/áp thấp nhiệt đới hình thành ngay trên khu vực Biển Đông. Ngoài ra, trên phạm vi cả nước tiếp tục có khả năng xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: giông, lốc, sét và gió giật mạnh.

Đáng nói, mùa Đông năm nay không khí lạnh (KKL) có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 11-12/2024, trong đó hiện tượng rét đậm ở Bắc bộ có khả năng xuất hiện từ nửa cuối tháng 12 (tương đương so với TBNN).

Cũng trong tháng 10/2024, nhiệt độ trung bình phổ biến cao hơn từ 0,5- 1,0 độ C so với TBNN. Tháng 11-12/2024, nhiệt độ trung bình phổ biến ở mức xấp xỉ; riêng khu vực Bắc bộ, Bắc-Trung Trung bộ có khả năng thấp hơn khoảng 0,5 độ C so với TBNN cùng thời kỳ.

Trong tháng 11 và tháng 11, ở khu vực Bắc bộ vẫn ghi nhận lượng mưa phổ biến cao hơn TBNN cùng thời kỳ từ 10-20%; riêng khu vực vùng núi thấp hơn từ 5-10% so với TBNN.

Tại khu vực Trung bộ, tổng lượng mưa từ tháng 10-11/2024 phổ biến cao hơn so với TBNN từ 10-30%.

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinhay8.com - © 2024 News