Các nhà khoa học xác định lũ bùn đá là nguyên nhân gây nên thảm họa Làng Nủ. Chỉ trong khoảng 5 phút đã có 1,6 triệu m³ bùn đất, đá và nước dội từ núi xuống vùi lấp ngôi làng.
Sáng 2/10, Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức hội thảo khoa học “Thảm họa Làng Nủ – Nguyên nhân và giải pháp phòng tránh”.
Tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Châu Lân, Phó trưởng bộ môn Địa kỹ thuật, Khoa Công trình, Trường Đại học Giao thông Vận tải, cho biết, ngay sau khi thảm họa xảy ra tại Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai), GS. Trần Thanh Hà, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ – Địa chất và nhóm các nhà khoa học đã lên hiện trường khảo sát, thu thập số liệu tại đây và một số khu vực trọng điểm tại Lào Cai.
“Bước đầu, chúng tôi xác định nguyên nhân gây nên thảm họa Làng Nủ là lũ bùn đá. Theo đó, có tới 1,6 triệu m³ bùn đất, đá và nước xuất phát từ đỉnh núi Con Voi cách Làng Nủ 3,6km đã dội xuống thôn Làng Nủ”, ông Lân thông tin.
Trận lũ quét sáng 10/9 đã vùi lấp toàn bộ thôn Làng Nủ, nơi có 37 hộ dân với 158 nhân khẩu. Đến nay, số người thiệt mạng ghi nhận là 58 người, còn 9 người mất tích.Trong quá trình tràn xuống khối đất đá bị tắc nghẽn tại một khu vực hẹp (chỉ rộng khoảng 100m) cách điểm phát sinh sạt lở khoảng 2km. Vị trí này vô tình tạo thành một đập chắn tự nhiên làm tăng nguy cơ vỡ lũ.
Thời điểm xảy ra lũ, lượng mưa tại khu vực rất lớn, với tổng lượng mưa tích lũy lên tới 633mm, trong đó lượng mưa theo giờ đạt 57mm, khiến khối lũ bùn đá di chuyển cực kỳ nhanh.
Sau khi nhập dữ liệu vào mô hình, ông Lân nhận được kết quả mô phỏng cho thấy chiều sâu tích tụ dòng bùn là 8 – 15m, nơi sâu nhất khoảng 18m, vận tốc dòng chảy rất lớn tới 20 m/s. Do đó, thời gian chảy từ trên núi xuống (cho cả quãng đường 3,6km) là khoảng 300 giây (tức 5 phút).Làng Nủ bị vùi lấp sau trận lũ kinh hoàng. Ảnh: Thạch Thảo
Ông Lân nhận định, tại khu vực xã Bảo Khánh, lượng mưa tích lũy ngày 9/9 là 500mm. Như vậy, nhiều khả năng ở khu vực đỉnh núi Con Voi đã phát sinh trượt lở ban đầu từ ngày 9/9, nhưng người dân ở thôn Làng Nủ chưa ai cảm nhận được sẽ có lũ bùn đá.
“Vị trí thôn Làng Nủ là vị trí đứt gãy địa chất. Đây là vị trí nguy hiểm khi có tai biến địa chất xảy ra. Chính quyền cần khuyến cáo người dân không làm nhà ở các vị trí này”, ông Lân nhấn mạnh.
Đáng lưu ý, ông Lân cho rằng trận lũ ống này không chỉ là hiện tượng đơn lẻ mà đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Trong đó có thảm họa xảy ra tại TP Seoul, Hàn Quốc vào năm 2011.
Nhằm phòng tránh thảm họa tương tự, các nhà khoa học khuyến cáo người dân tránh xây dựng nhà ở gần bờ suối và các khu vực có nguy cơ sạt lở.
Hiện tại, các tỉnh miền núi như Hà Giang, Lào Cai… đã xuất hiện nhiều vết nứt địa chất, vẫn đủ thời gian để các cơ quan chức năng kịp thời ứng phó.
Một trong những giải pháp trước mắt là che phủ các vết nứt bằng vải bạt, kết hợp với hệ thống dẫn và thoát nước ngang, nhằm ngăn nước thấm sâu vào lòng đất, hạn chế nguy cơ sạt lở.
“Đây là biện pháp đơn giản mà các địa phương có thể nhanh chóng triển khai, sau đó sử dụng các phương án kỹ thuật khác để xử lý vết nứt”, ông Lân chia sẻ.PGS.TS Đỗ Minh Đức, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia. Ảnh: N. Huyền
Chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS Đỗ Minh Đức (Trường Đại học Khoa học tự nhiên) cho rằng, việc biết nguy cơ sạt lở sớm vài phút thậm chí vài chục giây có thể cứu được mạng người, do đó cần cảnh báo và hành động sớm.
Ông Đức kiến nghị xây dựng bộ cơ sở dữ liệu, thành lập hệ thống bản đồ, từ đó khoanh vùng các khu vực có rủi ro cao, đặc biệt lưu ý các loại hình trượt lở, lũ quét khác nhau.
Ngoài ra, mưa là yếu tố chủ yếu kích hoạt trượt lở nên các xã trọng điểm cần có ít nhất 1 trạm đo mưa để cảnh báo kịp thời.
News
Ƭhời giaᵰ ƙhṓᵰ ƙhᴏ́ của Sam trưᴏ̛́c ƙhi yêᵰ bề gia thᴀ̂́t bêᵰ chṑᵰg Hàᵰ
Sam hiện là một trong những mẹ bỉm được cư dân mạng dành nhiều sự quan tâm. Dù thoải mái dự sự kiện cũng như đăng ảnh khoe cặp song sinh xinh như thiên thần nhưng Sam vẫn quyết giữ kín…
Diva Hṑᵰg Nhuᵰg: U60 vẫᵰ ‘m-ᴏ̛-ᵰ m-ὀ-ᵰ’, cᴏ́ cuᴏ̣̂c sṓᵰg viêᵰ mᴀ̃ᵰ bêᵰ bạᵰ trai ᵰgoại ǫuṓc
“Tôi và bạn trai có nhiều sở thích chung trong cuộc sống, nghệ thuật và thể thao” – Hồng Nhung chia sẻ. Mới đây, chương trình Giao lộ thời gian – Love in the Bay đã lên sóng, với sự…
Cả showbiz b-à-ᵰg h-òa-ᵰg ƙhi ᵰghe tiᵰ ᵰam đạo diễᵰ tài ᵰăᵰg vừa ǫua đời
PGS.TS Trần Trí Trắc rời cõi tạm lúc 20h50 ngày 27/9, hưởng thọ 82 tuổi. Trích đoạn “Tùng lò gạch” trong vở “Người đàn bà bất hạnh” do ông sáng tác kiêm đạo diễn đã đưa tên tuổi danh hài Xuân…
Đưa bạᵰ trai về ra mᴀ̆́t, vừa tiḗp xúc mẹ đᴀ̃ thở dài rṑi bᴀ̆́t tᴏ̂i bὀ ᵰgay. Nhưᵰg sau đêm aᵰh ᵰgủ ᵰhờ phòᵰg mẹ, ƙhi ᵰhɪ̀ᵰ thᴀ̂́y điều ᵰày mẹ gọi ᵰghiêm túc bàᵰ luᴏ̂ᵰ chuyệᵰ cưᴏ̛́i xiᵰ
Mẹ tôi bất ngờ và thắc mắc tại sao tôi dẫn bạn trai về ra mắt gia đình lại nói yêu đương với người khác. Dù nghe được những điều đó nhưng bà vẫn giữ bình tĩnh mà không làm lớn chuyện. 1. Anh là một kẻ…
Chị dâu vᴀ̆́ᵰg mặt troᵰg ᵰgày giỗ đầu của bṓ bị cả ᵰhà mᴀ̆́-ᵰ-g ‘đṑ vᴏ̂ ᴏ̛ᵰ’ ᵰhưᵰg ƙhi thầy đaᵰg dâᵰg đṑ lêᵰ cúᵰg thɪ̀ b-ᴀ̂́-t ᵰg-ờ tờ giᴀ̂́y ᵰày trêᵰ baᵰ thờ rᴏ̛i xuṓᵰg, dở ra đọc thɪ̀ cả ᵰhà vuṓt mặt ƙhᴏ̂ᵰg ƙịp
Từ khi cưới xong, con dâu rất ít về nhà chồng, giỗ cha chồng không về, tết không về, cũng không bao giờ gọi điện báo lý do. Tôi 65 tuổi, chồng đã mất, có ba con, hai trai một…
Ngày tᴏ̂i chuᴀ̂̉ᵰ bị lêᵰ thủ đᴏ̂ thɪ̀ bà ᵰᴏ̣̂i léᵰ lᴀ̂́y tờ thư ᵰhập học rṑi maᵰg đi đṓt, ƙhi biḗt chuyệᵰ tᴏ̂i hậᵰ vᴏ̂ cᴜ̀ᵰg, tuyêᵰ bṓ c-ạch mặt từ giây phút ᵰày. Ngày bà ǫua đời, tᴏ̂i lêᵰ dọᵰ phòᵰg thɪ̀ thᴀ̂́y thứ ᵰày rᴏ̛i ra từ rưᴏ̛ᵰg đṑ
Đừng để một phút hiểu lầm và bốc đồng làm lỡ mất cơ hội và thời gian được ở bên cạnh những người thân yêu của mình. Tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo và lạc hậu. Nhà nào…
End of content
No more pages to load