×

Giỗ đầu bố chồng, mẹ chồng đưa 500k yêu cầu tôi nấu 4 mâm cỗ: Lúc bưng mâm lên cả nhà ‘mắt chữ A, m-ồm chữ O’

Có hàng ngàn tình huống dở khóc dở cười xảy ra giữa mẹ chồng – nàng dâu trong cuộc sống hàng ngày. Đa phần mối quan hệ ấy chẳng mấy tốt đẹp vì 2 người phụ nữ có quá nhiều lý do khó hòa hợp. Nàng dâu trách mẹ chồng khó tính, xét nét quá còn mẹ chồng thường phàn nàn con dâu không hợp ý mình.

Câu chuyện có vẻ không mới nhưng cũng chưa bao giờ cũ của nàng dâu Ngọc Mai (32 tuổi, sống tại Hà Nội) sẽ khiến chúng ta vỡ ra nhiều điều.

 

Mai kể: “Mình và mẹ chồng từng có 1 thời gian như 2 người ở 2 thế giới. Đến mức chồng mình đau đầu quá đề nghị ra ngoài thuê trọ sống cho khỏi va chạm. Thế nhưng đâu lại vào đấy. Tất nhiên bố chồng mình chịu sao nổi lời dị nghị của người ngoài, nhà có mỗi thằng con trai lại để nó đi ở trọ. Tiền mua nhà riêng thì quá xa vời so với điều kiện kinh tế của 2 vợ chồng. Còn việc bố mẹ chồng hỗ trợ 1 khoản để mua nhà thì chắc là chẳng bao giờ có.

 

Có thể thời gian đầu làm dâu 2 bên chưa hiểu tính nhau và mình cũng còn quá trẻ nhưng sau khi sống chung với mẹ chồng 5 năm mình đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân”.

Mẹ chồng đưa 500 nghìn dặn con dâu làm 2 mâm cỗ, đến bữa cả nhà phải kinh ngạc trước tài xoay sở của nàng dâu - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

 

Gần đây nhất, nhà chồng Mai có giỗ. Vừa rồi mẹ chồng cô sức khỏe không được tốt nên sự kiện này bà giao hết cho Mai. Bình thường sinh hoạt phí hàng tháng Mai thường đóng góp 10 triệu, nhà cô ăn bữa tối cùng ông bà. Công việc bận rộn nên có người đỡ đần con cái cho Mai cũng cảm thấy may mắn lắm rồi.

Thực ra cả nhà đều hiểu tính mẹ chồng Mai tiết kiệm, thậm chí có phần căn cơ, tính toán chi li quá nên nhà có công việc gì lớn bố chồng toàn giao cho cô. Bà xưa nay lo toan hậu phương gia đình nên chẳng ai dám góp ý hay yêu cầu mẹ chồng phải sửa đổi hoặc làm thế nọ thế kia.

 

Tối trước hôm giỗ, mẹ chồng đưa Mai 500 nghìn dặn: “Con cầm lấy đi chợ, mai có mỗi nhà mình với nhà bác thôi, làm đơn giản 2 mâm là được rồi, trong tủ đá còn nhiều thực phẩm bỏ ra mà nấu nốt”. Lúc đó có nhà bác chồng Mai ở trong Sài Gòn ra chơi.

“Mình cười đưa lại tiền cho mẹ chồng bảo có thể tự lo được. Chẳng hiểu sao 500 nghìn đó đến sáng mai lại nằm trên mặt bàn phòng mình.

 

Quả thực trước giờ nhà có giỗ mẹ chồng không làm thế này bao giờ vì đó là trách nhiệm của mình, trừ khi tổ chức to mời đông người. Không rõ tâm ý bà hôm ấy thế nào”, Mai chia sẻ.

 

Bác chồng Mai nói lâu không nấu món Bắc nên sợ nêm nếm không chuẩn vị, xung phong phụ bếp cùng cháu dâu. Đến giờ cúng, bác cứ ngắm nghía mâm cơm rồi khen cháu dâu đảm đang.

 

Mai kể: “Cỗ bàn xong xuôi mình nghe bác trách mẹ chồng mình: ‘Thời buổi này mà thím đưa con bé 500 nghìn để làm cỗ thì đi chợ kiểu gì. Thím mở ngăn đá ra nhìn xem còn những gì mà bắt nó tận dụng nốt. Thím hay thật, mọi người kể bao chuyện mà tôi không tin, thím bớt bắt nạt con dâu đi. Nó như thế là quá chu đáo, tháo vát rồi. Phải tôi tôi mua đúng 500 nghìn thực phẩm rồi thím muốn nấu gì thì nấu’.

Mẹ chồng đưa 500 nghìn dặn con dâu làm 2 mâm cỗ, đến bữa cả nhà phải kinh ngạc trước tài xoay sở của nàng dâu - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Mình nhẹ nhàng vào trình bày: ‘Con nghĩ chuyện cũng không có gì to tát ạ, nên con muốn nói vài câu không bác hiểu nhầm ý mẹ con. Thực ra chuyện công việc trong nhà cũng là trách nhiệm của con cái mà bác. Không phải cứ mẹ đưa tiền thì chúng con mới hoàn thành được công việc. Con gửi mẹ lại số tiền không phải vì con chê ít hay có thái độ gì cả mà việc gì trong khả năng chúng con lo được. Chúng con đều trưởng thành cả rồi, không muốn bố mẹ bận tâm những chuyện cỏn con này’. Sau đó không biết bác chồng có giáo huấn gì mẹ chồng mình không mà thấy bà thay đổi hẳn”.

 

Nếu phải những nàng dâu khác chắc hẳn sẽ hậm hực, khó chịu và rất có thể là “ăn miếng trả miếng” nhưng Mai thì không. Và cô cũng rút ra được chân lý cho bản thân: “Nếu cứ dùng sự thâm sâu, ăn miếng trả miếng mà áp dụng với người nhà thì chỉ có mệt mỏi, đau đầu thêm. Hoặc từ sự việc ấy, mình cầm tiền của mẹ chồng và làm 2 mâm cỗ chay thì mình chỉ càng hạ thấp giá trị, đạo đức bản thân. Đó là lý do vì sao chồng mình luôn hiểu và đứng về phía mình”.

Quả thực, đây không phải tình huống xa lạ trong cuộc sống nhưng mỗi nàng dâu sẽ có cách ứng xử khác nhau. Nhưng hơn hết, chúng ta nếu muốn có địa vị, có tiếng nói trong nhà chồng thì phải chứng minh mình là người xứng đáng được tôn trọng. Đừng vì những điều vặt vãnh mà phá hỏng các mối quan hệ mà lẽ ra, chúng ta hoàn toàn có thể làm cho nó tốt đẹp hơn.

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinhay8.com - © 2025 News