Bài viết là chia sẻ của anh Hứa (Trung Quốc) đang thu hút sự chú ý trên nền tảng Toutiao.
Tôi sinh ra và lớn lên ở 1 vùng nông thôn hẻo lánh. Vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó nên tôi phải đi làm từ rất sớm ở xưởng may và cả xưởng đồ gỗ trong làng. Tuy mức lương kiếm được không nhiều song tôi sống tằn tiện và dành dụm được một ít nên cũng đỡ đần được bố mẹ.
Sau khi kết hôn, thay vì đi làm thuê, tôi mở 1 cửa hàng ăn sáng cạnh cổng trường cấp 2 trong thị trấn. Vì công việc kinh doanh khá tốt, tôi có thể tiết kiệm được hơn 100.000 NDT/năm.
Cho đến năm 2000, sau thời gian dài tích góp, tôi mua được 1 căn nhà với 3 phòng ngủ rộng hơn 80m2 trong thị trấn. Sinh sống tại đây được khoảng 5 năm, gia đình tôi cần chi tiêu nhiều hơn. Trong khi việc mở quán ăn không còn đáp ứng được nữa, tôi quyết định kéo gia đình lên Quảng Châu sinh sống và kinh doanh.
Ảnh minh hoạ
Vì công việc ở thành phố bận rộn nên hiếm khi về nhà. Ngôi nhà cũ của gia đình dường như bỏ không. Biết chuyện, một số người bạn từng thuyết phục tôi cho thuê lại căn nhà đó. Song tôi không đồng ý.
Cho đến năm 2008, tôi nghe tin có 1 người anh họ có hoàn cảnh khó khăn đang không có chỗ ở. Tôi quyết định cho người anh này mượn nhà với hy vọng giúp gia đình có cuộc sống tốt hơn.
Sau tháng đầu sinh sống, anh có trả tôi một chút tiền nhà. Song tôi một mực từ chối. Bởi tôi đưa ra quyết định này không phải để kiếm tiền mà muốn san sẻ 1 phần khó khăn cùng anh. Để đáp lại tấm lòng của tôi, thỉnh thoảng gia đình anh chị thường gửi cho vợ chồng tôi chút rau hay vài con gà. Vì là món quà quê do chính tay anh chị chăm nuôi nên tôi không từ chối.
Kể từ khi có anh chị ở và trông coi giúp căn nhà, chúng tôi hoàn toàn yên tâm nên rất hiếm khi trở về căn nhà xưa. Song thỉnh thoảng, anh họ vẫn kể về việc mới sửa lại phần mái nhà hay sơn lại khu bếp. Vì biết anh chị cũng eo hẹp về kinh tế nên tôi thường gửi tiền về để phụ giúp gia đình.
Thời gian cứ thế trôi qua, anh chị ở nhà tôi được 15 năm. Cho đến 2023, do con gái thứ 2 muốn đi du học và cần 1 khoản tiền lớn, tôi nảy ra ý định bán căn nhà ở quê để dồn tiền cho con thực hiện ước mơ của mình.
Sau khi cân nhắc và chắc chắn phương án này, tôi hiểu rằng mình cần thông báo sớm để gia đình anh họ tìm chỗ ở mới. Vì biết gia đình anh chị khó khăn, nên tôi dự định sẽ biếu gia đình một khoản tiền trang trải tại nơi ở mới.
Ngay thời điểm gọi điện để thông báo cho anh họ, tôi cảm thấy có vẻ anh chị không vui về điều này. Song tôi nghĩ đây cũng là điều dễ hiểu nên cũng không phàn nàn gì. Tuy nhiên, 1 tháng sau kể từ ngày thông báo, tôi trở về quê để cho người mua xem nhà. Tôi bất ngờ phát hiện, anh chị vẫn chưa hề chuyển đi. Lúc đầu, vợ chồng tôi nghĩ rằng chắc anh chị chưa tìm được nơi ở mới nên ở thêm vài ngày.
Song sau khi hỏi trực tiếp, tôi nhận được câu trả lời vô cùng bất ngờ. Anh họ cho rằng sống ở ngôi nhà này đến 15 năm, đã sơn tường, sửa gạch lát sàn… Nếu không có những việc làm đó, căn nhà này sẽ vô cùng đổ nát và không thể bán được mức giá 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng). Chính vì thế, giờ đây, anh chị yêu cầu tôi phải chia ½ số tiền bán được cho họ, tức 150.000 NDT (khoảng 500 triệu đồng) thì họ mới chuyển đi.
Khi nghe được điều này, tôi cảm thấy vô cùng tức giận. Dù sao, anh chị đã ở nhà của tôi bao nhiêu năm và chưa phải trả tiền. Khi có kế hoạch sửa chữa gì, tôi đều gửi tiền thanh toán. Tại sao khi tôi đòi lại căn nhà của chính mình lại phải trả một khoản tiền lớn như vậy.
Để không làm sứt mẻ tình cảm anh chị em trong gia đình, 2 bên đã thương lượng rất nhiều. Thậm chí, tôi còn nhờ 1 vài người họ hàng nói giúp song không đạt được kết quả như mong muốn.
Không còn cách nào khác, trong khi thời hạn nộp tiền để đi du học của con gái đã đến, tôi quyết đưa vụ việc này ra toà. Tất nhiên, pháp luật đã bênh vực lẽ phải. Chính quyền có biện pháp buộc gia đình anh họ phải rời khỏi nhà tôi.
Dẫu biết rằng giải pháp này khiến anh em chúng tôi khó có thể nhìn mặt nhau sau lần đó song tôi cũng không biết phải xử lý như thế nào. Nếu để làm lại, tôi vẫn sẽ giúp anh chị mình nhưng sẽ có những thoả thuận, ký kết rõ ràng ở thời điểm đầu để sự việc không diễn biến xấu như vậy.
News
Đổ cây phượng vì mưa bão, 1 người ra đi mãi mãi
Người đàn ông đi xe máy chở một phụ nữ trên đường Nguyễn Hữu Thọ, khi tới gần đường sắt (hướng Giải Phóng) thì bất ngờ bị một cây phượng bật gốc, ngã đổ đè lên người. Chiều 6/9, đại…
Sao lại ra nông nỗi này, thương Tấn Beo quá trời
Nghệ sĩ hài Tấn Beo bị tai biến mạch máu não, phải điều trị phục hồi, tập vật lý trị liệu suốt một năm qua. Ngày 5/9, Tấn Lộc – con trai diễn viên Tấn Beo – cho biết cha…
Người dân r:áo r:iết v-é-t sạch siêu thị, mua hàng tích trữ phòng chống siêu bão
Dự báo bão số 3 Yagi mới nhất cho thấy, siêu bão cách Quảng Ninh khoảng 570km về phía Đông Đông Nam, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17. Theo Trung…
NSND Thu Hà: Được nhiều đơn vị nhận vào làm việc, trước khi về Nhà hát Kịch Hà Nội
NSND Thu Hà chia sẻ, mình là người “sống đủ” sau khi tằn tiện làm nghề nhưng nhiều người gọi chị là “đại gia” vì mua được nhà Hà Nội chỉ sau 2 bộ phim. Được nhiều đơn vị nhận…
Siêu bão YAGI tăng tốc, giật cấp 17 trên vịnh Bắc Bộ, người dân cần tán loạn di dời khỏi tâm bão
Hà Nội có thể nằm trong vùng đi qua của tâm bão. Trong chiều và tối 7/9, Thủ đô có khả năng xuất hiện gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật tới cấp 10. Mưa liên tục trong 3 ngày với…
Cứ đi học về con gái lại mách ở lớp có một bạn giống con. Ngày khai giảng tôi đưa bé đến trường thì bật ngửa khi thấy chồng tôi đang bế con củ cô giáo chủ nhiệm
Sau khi chia tay người yêu cũ, tôi vào Tp. Hồ Chí Minh lập nghiệp và lấy vợ ở đây. Vợ tôi là giảng viên, rất tốt tính, là người tôi cảm thấy tin tưởng lẫn tôn trọng. Cô ấy…
End of content
No more pages to load