Mỗi khi nghĩ lại, tôi vẫn nhớ hình ảnh bà nội và mẹ: Một người từng kiên cường nhưng rồi nhận ra sự yếu đuối của mình, một người dù thầm lặng nhưng lại mạnh mẽ và kiên trì hơn bao giờ hết.
Cuộc sống có những khoảnh khắc bất ngờ làm thay đổi cách nhìn nhận của mỗi người về những điều xung quanh.
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình ba thế hệ, nơi mà tuổ.i thơ của tôi gắn liền với hình ảnh bà nội, mẹ và những câu chuyện chưa bao giờ kể. Nhưng có lẽ, ký ức rõ nét nhất trong tôi là những lần chứng kiến bà nội mắng chử.i mẹ không thương tiếc.
Ảnh minh họa: Pexel
Bà nội là một người phụ nữ mạnh mẽ, cứng rắn, đã trải qua biết bao khó khăn khi chồng mất sớm để nuôi lớn ba tôi và các cô chú. Sau khi ba tôi lấy mẹ, bà vẫn giữ vai trò người chủ gia đình và quyết định mọi việc.
Trong mắt bà, một người phụ nữ chỉ đáng giá khi có công ăn việc làm, kiế.m tiề.n lo cho gia đình. Nhưng mẹ tôi lại khác. Mẹ không đi làm mà chọn ở nhà làm nội trợ, chăm sóc gia đình, lo cơm nước, nhà cửa. Điều này khiến bà nội không hài lòng.
Tôi còn nhớ những lần mẹ ngồi lặng thinh chịu đựng khi bà nội quát mắng. “Không làm ra tiề.n thì chẳng có tiếng nói trong nhà”, bà nội thường nói như thế. Mẹ lặng lẽ làm việc nhà, không nói gì, chỉ cúi mặt làm hết mọi thứ.
Tôi biết mẹ buồn nhưng chưa bao giờ thấy mẹ cãi lại hay tỏ ra bất mãn. Mỗi lần nghe bà nội mắng mẹ, tôi lại cảm thấy tức giận thay nhưng cũng không biết làm gì hơn ngoài việc lén lút ôm lấy mẹ và khẽ nói: “Con thương mẹ lắm, mẹ à!”.
Thời gian cứ trôi qua như thế, ngày này qua ngày khác. Bà nội vẫn hay trách móc, và mẹ tôi vẫn âm thầm làm mọi công việc trong gia đình. Đôi lúc, tôi thấy mẹ rơi nước mắt nhưng bà nội không biết, hoặc có biết thì cũng chẳng hề an ủi mẹ.
Cuộc sống của gia đình tôi bắt đầu thay đổi khi bà nội ốm nặng. Bà nội đã 75 tuổ.i, bị tiểu đường lâu năm nên giờ ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác của cơ thể.
Bà phải ngồi xe lăn, không còn tự lo được cho mình, mọi việc sinh hoạt hàng ngày đều cần người giúp đỡ. Các cô chú bận rộn với công việc, và ba tôi cũng không thể ở nhà thường xuyên. Thế là, mẹ trở thành người duy nhất chăm sóc bà nội.
Từng ngày, mẹ không ngại khó khăn, không nề hà chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho bà nội. Dù trước đây bà nội từng mắng mỏ mẹ biết bao lần, nhưng mẹ vẫn chăm sóc bà nội bằng tất cả sự tận tâm và thương mến.
Một hôm, bà nội gọi mẹ vào phòng rồi nói: “Cả đời mẹ cứ nghĩ phải đi làm kiế.m tiề.n mới đáng quý nhưng giờ mẹ mới nhận ra có những thứ còn quan trọng hơn cả tiề.n bạc”.
Nói xong, bà nội mở chiếc hộp đỏ được đặt trên tủ đầu giường, bên trong là 2 chỉ vàng mà bà đã cất giữ bấy lâu nay. Bà nội đưa cho mẹ, nói mẹ cất lấy mà phòng thân, không phải nói với ai hết.
Mẹ tôi từ chối và nói với bà nội rằng “chỉ cần mẹ hiểu lòng con là đủ rồi”. Bà nội vẫn dúi vào tay mẹ và quay đi gạt nước mắt.
Tôi đứng ở bên ngoài chứng kiến toàn bộ cảnh tượng ấy mà xúc động rơi nước mắt. Tôi biết mình đang nhìn thấy khoảnh khắc lịch sử của gia đình. Khoảnh khắc ấy khắc sâu trong lòng tôi, khiến tôi càng thêm yêu, kính trọng bà nội và mẹ.
Khoảng hơn 1 năm sau đó, bà tôi qua đời. Giờ đây, mỗi khi nghĩ lại, tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh 2 người phụ nữ ấy: Một người từng kiên cường nhưng rồi nhận ra sự yếu đuối của mình, một người thầm lặng nhưng lại mạnh mẽ và kiên trì hơn bao giờ hết.
Chính mẹ đã dạy cho tôi bài học về lòng nhân ái, sự hy sinh thầm lặng và giá trị đích thực của tình thân mà tiề.n bạc không bao giờ có thể mua được.