Thăng hạng chức danh nghề nghiệp: Giáo viên THPT có bằng thạc sĩ hưởng lợi kép

Giáo viên trung học phổ thông có bằng thạc sĩ trước khi tuyển dụng vừa được hưởng lương bậc 2 vừa giảm thời gian thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT ngày 14/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập giúp giáo viên các cấp được hưởng lợi.

Riêng giáo viên bậc trung học phổ thông có bằng thạc sĩ trước khi tuyển dụng thì có thêm lợi thế trong việc chuyển hạng xếp lương và thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Thăng hạng chức danh nghề nghiệp: Giáo viên THPT có bằng thạc sĩ hưởng lợi kép ảnh 1

Ảnh minh họa: Thùy Linh/ giaoduc.net.vn

Giáo viên trung học phổ thông có bằng thạc sĩ có lợi thế khi chuyển hạng, xếp lương

Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng.

Riêng trường hợp, người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 2 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng.

Nếu làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, làm việc trong ngành, nghề độc hại, nguy hiểm,… thì được hưởng 100% mức lương bậc 2 của chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng.

Như thế, giáo viên bậc trung học phổ thông nếu có bằng thạc sĩ trước khi tuyển dụng sẽ được tăng bậc lương trước 3 năm so với người có bằng cử nhân.

Cùng với đó, Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi Điều 9 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng II như sau:

“Trường hợp giáo viên dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (mã số V.07.05.14) nếu đã có bằng thạc sĩ, đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên trung học phổ thông hạng II và có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (mã số V.07.05.15) hoặc tương đương đủ từ 06 (sáu) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng thì được xác định là đủ yêu cầu về thời gian giữ hạng theo quy định tại điểm i khoản 4 Điều 4 Thông tư này”.

Theo quy định này, giáo viên bậc trung học phổ thông có bằng thạc sĩ trước khi tuyển dụng sẽ được giảm 3 năm công tác khi tham gia thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II so với người có bằng cử nhân.

Kéo theo, giáo viên bậc trung học phổ thông có bằng thạc sĩ trước khi tuyển dụng được giảm tổng thời gian thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II, từ hạng II lên hạng I (12 năm) so với người có bằng cử nhân (15 năm) – theo Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.

Giáo viên cấp 3 ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn mỏi mòn chờ thăng hạng chức danh  | Giáo dục Việt Nam

Ảnh minh họa

Giáo viên trung học phổ thông có bằng cử nhân có thiệt thòi?

Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi Điều 4 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng II như sau:

“Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (mã số V.07.05.14) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (mã số V.07.05.15) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.”

Theo quy định này, người có bằng cử nhân sau khi được tuyển dụng nếu tiếp tục học lên để lấy bằng thạc sĩ thì vẫn phải đợi 09 năm (không kể 01 năm tập sự) mới đủ điều kiện thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Thực tế giảng dạy cho thấy, giáo viên bậc trung học phổ thông có bằng thạc sĩ trước khi tuyển dụng chưa hẳn đã giỏi hơn người có bằng cử nhân vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Giáo viên dạy giỏi, ngoài yếu tố bằng cấp thì phải có phương pháp giảng dạy thích hợp, có khả năng giảng dạy cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Khi giảng dạy, học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức và dĩ nhiên không phải thầy cô nào có học vị thạc sĩ cũng đáp ứng được những yêu cầu này.

Ngoài ra, Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo: “Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông”.

Tuy nhiên, khoản 3 Điều 5 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên trung học phổ thông hạng I:

“Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên”.

Người viết – là giáo viên trung học phổ thông, băn khoăn rằng Điều 5 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên trung học phổ thông hạng I phải có bằng thạc sĩ, liệu có phù hợp với quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo Luật Giáo dục?

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả...,..

Related Posts

Phụ huynh sốc nặng vì bảng điểm toàn 10 vẫn trượt vào lớp 6 Trường Hà Nội – Amsterdam: Đã đến lúc thay đổi cách đánh giá

Bảng điểm toàn 10 nhưng một số phụ huynh sốc vì khi nộp hồ sơ để dự sơ tuyển cho con vào lớp 6 Trường THPT chuyên…

Nghỉ hưu từ ngày 1/6, hiệu trưởng buồn vui lẫn lộn và trăn trở với nghề giáo

Nhận quyết định nghỉ hưu từ ngày 1/6, NGƯT Tiêu Thanh Tuyết nao nao nỗi buồn vì từ hôm nay phải xa mái trường, xa những đồng…

C𝚘̂пg ϲɦ𝚞̛́ᴄ nghỉ 𝚟𝚒𝚎̣̂ᴄ hàng loạt: Đ𝚞̛́ᶇց lớp 20 năm, lương cɦưa tới 10 τɾι̇ệυ ʟàɱ sαo sống?

Thực trạng ϲôпg ϲɦ𝚞̛́ᴄ nghỉ 𝚟𝚒𝚎̣̂ᴄ hàng loạt đ𝚊́пg lo lắm. Chúng ta nói từ ҍαo năm rồi, giờ ʟà lúc pɦ𝚊̉𝚒 ɦàпɦ động đ𝚎̂̉ tҺầγ τɦυốϲ,…

Giáo viên nào đủ và chưa đủ điều kiện bổ nhiệm, xếp lương mới theo Thông tư 08

Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng II cũ nếu chưa đủ 9 năm công tác sẽ tạm thời chưa được bổ nhiệm hạng II…

Phụ huynh đừng kêu gọi góp tiền tri ân, thầy cô cũng không sung sướng gì đâu!

Tránh những phiền toái, để giữ mãi hình ảnh đẹp của nhà giáo, nhà trường cần ngăn chặn việc quyên góp tiền để tổ chức lễ ra trường và…

Vì sao sáng kiến kinh nghiệm chiếm ưu thế trong xếp loại viên chức, xét thi đua?

Một khi tiêu chí sáng kiến kinh nghiệm không còn được đề cao như trước đây nữa sẽ giúp cho việc xét thi đua, khen thưởng thuận lợi…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *