Tôi là người mở lời đầu tiên sau khi bố chồng đọc bản di chúc.

Vợ chồng tôi sống chung với nhau hơn 10 năm nay và chúng tôi ở riêng, cuộc sống khá thoải mái, sung túc. Vì đều là dân kinh doanh nên tiền bạc vợ chồng tôi không thiếu, trong nhà cũng có giúp việc, con cái có gia sư kèm cặp. Cuối tuần, chúng tôi lại đưa con về nhà nội chơi, cho các con được hưởng không khí yên bình ở quê và trò chuyện cùng ông bà nội.

Bữa cơm gia đình - Nơi nuôi dưỡng tâm hồn người Việt - Sở Văn hoá, Thể thao  và Du lịch tỉnh Phú Thọ

Nói về bố mẹ chồng tôi, họ đều là nông dân, chân chất, thật thà. Bố chồng tuy ít nói nhưng sống rất tình cảm và thương con cháu. Lần nào chúng tôi về, ông cũng bắt gà bắt vịt làm thịt, còn thịt sẵn cho tôi một con để đem về thành phố với nhiều rau củ, trái cây theo mùa mà ông chắt chiu trồng được. Mẹ chồng nói nhiều hơn và rất dịu dàng, lúc nào cũng dặn dò, nhắc nhở con trai phải biết yêu thương, chăm sóc vợ con chu đáo.

Bố mẹ sống với vợ chồng anh chồng. Anh ấy trái ngược với chồng tôi, không chí thú làm ăn mà suốt ngày chỉ chơi bời nhậu nhẹt. Chồng tôi khuyên bảo nhiều lần mà không có tác dụng, còn bị anh trai mắng là nhiều chuyện, “đội vợ lên đầu”… Vợ chồng anh ấy cãi nhau miết, mẹ chồng tôi kể có ngày cãi nhau 2 lần, toàn những chuyện trời ơi đất hỡi. Lúc cãi nhau còn đập phá đồ đạc và xúc phạm phụ huynh của nhau nên ông bà cũng bất lực.

Tháng trước, mẹ chồng tôi cũng vì chuyện của anh chị mà tăng huyết áp, ngất xỉu. Bố chồng đưa mẹ vào viện rồi điện cho tôi. Tôi tất tả đến viện, chăm sóc bà 5 ngày, đến khi mẹ xuất viện rồi mới yên tâm. Trong lúc ở viện, mẹ chồng hay than thở, có khi rơi nước mắt bảo buồn phiền quá nhiều, không đêm nào ngủ ngon giấc vì chuyện của anh chồng. Hết nhậu nhẹt đến vũ phu, nợ nần, con cái còn nhỏ mà không lo làm ăn kiếm tiền. Chị dâu chán chồng nên cứ chồng say là chửi, chồng đánh thì lao vào đánh lại nên cái nhà cứ như cái chợ, đêm hôm còn ầm ĩ đến mức mọi người xung quanh phải đến nhà can thiệp. Bà nói một câu mà tôi chạnh lòng xót thương: “Chẳng biết đến lúc mẹ già, nằm một chỗ rồi có bị chúng nó hắt hủi đến chết không?”.

Trong cuộc họp gia đình để phân chia tài sản, tôi mạnh mẽ từ chối nhận đất, nhận tiền, chỉ xin được nhận nuôi bố mẹ chồng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa (Nguồn AI)

Chủ nhật tuần trước, bố chồng họp gia đình để phân chia tài sản. Ông viết di chúc tay, phân chia cho anh chồng một mảnh đất rộng 500m2 và căn nhà đang ở để sau này anh ấy thờ cúng tổ tiên. Còn vợ chồng tôi nhận mảnh đất rộng 200m2 cạnh bên, có thể kinh doanh hay xây cất gì thì tùy. Còn phần bố mẹ là mảnh đất rộng 200m2 cuối cùng trong mảnh đất đang sống, ông bà sẽ bán đi để dưỡng già, không làm phiền đến con cháu.

recommended by

Tìm kiếm quảng cáo
Xe SUV crossover cỡ trung mới dành cho người cao tuổi (xem giá)

Tìm Kiếm Ngay

Ông vừa đọc di chúc xong thì tôi lên tiếng từ chối nhận đất, chỉ xin được nhận nuôi bố mẹ chồng. Cả nhà nghe xong thì sửng sốt. Tôi bảo bố mẹ chồng cứ để phần đất của tôi cho anh chồng, anh ấy bán đi lấy tiền trả nợ, còn dư dả thì có số vốn làm ăn, gây dựng lại kinh tế gia đình. Riêng bố mẹ thì chuyển đến thành phố sống cùng vợ chồng tôi, chúng tôi sẽ chăm lo cho bố mẹ đến cùng chứ không để mẹ phải lo lắng lúc về già bị con cái hắt hủi nữa.

Anh chồng mừng ra mặt, còn khen tôi là cô con dâu hiếu thảo. Nhưng bố chồng bảo nếu bố mẹ đến sống cùng vợ chồng tôi thì chúng tôi nên nhận 400m2 đất chứ không có lý do gì để cho anh chồng phần đất của tôi. Lúc này, anh chồng trở mặt, mắng tôi cáo già khi nhận nuôi bố mẹ để giành đất đai. Tôi không biết phải làm sao để hợp tình hợp lý mà không gây mâu thuẫn gia đình vì chuyện tài sản nữa?