×

Từ 2025, lỗi đi xe không chính chủ phạt bao nhiêu? Vợ chồng cũng không được đi xe của nhau?

Đi xe mượn của người thân, bạn bè có bị phạt lỗi không chính chủ không?

Thủ tục xử phạt, nguyên tắc xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại Khoản 10 Điều 47 Nghị định 168/2024/NĐ-CP. Theo đó, việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3, Điểm h Khoản 7 Điều 32 của Nghị định này (như đã nêu ở trên) được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe; qua công tác xử lý vụ việc vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị.

Do đó, việc việc xử phạt lỗi “xe không chính chủ” tức là chủ xe không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe sang đứng tên của mình chỉ được thực hiện trong các trường hợp: qua công tác đăng ký xe; qua công tác điều tra, giải quyết vụ việc tai nạn giao thông; qua công tác xử lý vụ việc vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị.

Việc đi xe của người thân, bạn bè sẽ không bị cảnh sát giao thông xử phạt về lỗi xe không chính chủ.
Lỗi

Lỗi “xe không chính chủ” tức là chủ xe không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe sang đứng tên của mình.

Mức xử phạt lỗi xe không chính chủ

Liên quan đến lỗi xe không chính chủ, Nghị định 168/2024/NĐ-CP có một số quy định như sau:

Phạt tiền từ 800.000 đồng – 1 triệu đồng đối với cá nhân; từ 1,6 triệu đồng – 2 triệu đồng với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô, các loại xe tương tự xe gắn máy không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe trong trường hợp thay đổi chủ xe theo quy định (theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP).

Bên cạnh đó, phạt tiền từ 4 triệu đồng – 6 triệu đồng với cá nhân, từ 8 triệu đồng – 12 triệu đồng với tổ chức là chủ ôtô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ôtô mà không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe trong trường hợp thay đổi chủ xe theo quy định (theo quy định tại Khoản 7 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP).

Các giấy tờ cần mang khi tham gia giao thông

Khi dừng xe CSGT sẽ kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông gồm:

– Giấy phép lái xe.

– Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

– Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

– Chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định).

– Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

– Giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định.

Đây là quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 73/2024/TT-BCA. Lưu ý, người dân có thể sử dụng giấy tờ đã được tích hợp, cập nhật trong tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia VNeID, trong cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý, vận hành thay cho giấy tờ bản cứng. Việc kiểm tra thông tin giấy tờ tích hợp trong tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng VNeID, cơ sở dữ liệu có giá trị tương đương kiểm tra trực tiếp giấy tờ đó.

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinhay8.com - © 2025 News