Khi nhân viên của sở tiêm chủng Long Châu tại TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) kiểm tra cân nặng của bé A. trước khi tiêm thì bất ngờ để bé rơi từ bàn cân xuống đất, khiến bệnh nhi bị nứt sọ thái dương, xuất huyết dưới nhện thùy thái dương.

Theo người nhà của bé gái B.K.A (6 tháng tuổi, ngụ phường Tân Tiến, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), ngày 2.8, gia đình đưa bé đến cơ sở tiêm chủng Long Châu trên địa bàn TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk để tiêm chủng.


tiem-chung-tai-co-so-long-chau-mot-be-gai-6-thang-tuoi-nga-xuong-dat-nut-so-nao-hinh-anh-1.png
Cơ sở tiêm chủng Long Châu tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk – Ảnh: PV
Tại đây, trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm chủng, người nhà đưa bé A. cho nhân viên của trung tâm để kiểm tra cân nặng. Sau khi nhân viên trung tâm đặt bé A. lên cân thì bất ngờ để bé rơi từ bàn cân ngã xuống đất.

Thấy bé A. bị ngã khóc, tím tái, gia đình vội vã đưa đến Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Mê Thuột để cấp cứu.

Các bác sĩ ở đây đã tiến hành chụp CT-scan đầu cho bệnh nhi. Kết quả cho thấy, bệnh nhi bị xuất huyết dưới nhện thùy thái dương, chấm (T); đường nứt sọ thái dương, chấm (T); sưng nề mô mềm vùng thái dương (T).

Trước tình trạng chấn thương quá nặng, gia đình đã chuyển bệnh nhi đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM để tiếp tục điều trị.


tiem-chung-tai-co-so-long-chau-mot-be-gai-6-thang-tuoi-nga-xuong-dat-nut-so-nao-hinh-anh.pngKết quả chụp CT- scan đầu của bé B.K.A cho thấy bệnh nhi bị xuất huyết dưới nhện thùy thái dương, chấm (T); đường nứt sọ thái dương, chấm (T); sưng nề mô mềm vùng thái dương (T) – Ảnh: PV

Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM đã có công văn gửi Bệnh viện quận 11 và Bệnh viện đa khoa Xuyên Á đề nghị cung cấp thông tin liên quan đến 2 trường hợp gặp sự cố bất lợi sau tiêm chủng tại một số cơ sở của Trung tâm tiêm chủng Long Châu ở TP.HCM.

Trường hợp thứ nhất là chị L.T.Q.N (18 tuổi, ngụ TP.HCM ) đến cơ sở tiêm chủng Long Châu (quận Tân Bình, TP.HCM ) ngày 2.7 để tiêm 2 mũi vắc xin (vắc xin Bexsero phòng viêm màng não mô cầu và vắc xin Twinrix phòng viêm gan A và B). Chị N. được tiêm 2 mũi cách nhau khoảng 1 phút. Sau khi tiêm 2 loại vắc xin, chị N. đã xảy ra hiện tượng chóng mặt, mệt và ngất. Bệnh nhân đã được chuyển đến Bệnh viện quận 11 để cấp cứu và tiếp tục theo dõi phản vệ độ 3 sau tiêm vắc xin.

Trường hợp thứ 2 là chị D.C.T (17 tuổi, ngụ Long An). Chị N. đến cơ sở tiêm chủng Long Châu (huyện Củ Chi, TP.HCM) để tiêm vắc xin Twinrix. Sau khi tiêm xong đã xảy ra tình trạng sốc phản vệ và được xử lý cấp cứu. Sau đó, bệnh nhận được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Xuyên Á trên địa bàn để được tiếp tục theo dõi.