×

Bác r;uột c;hê mảnh đất h;oang ông nội để lại nhưng 30 năm sau lại bắt bố tôi phải chia phần. Chỉ vì cây mít trước sân mà anh em x;âu x;é đến nỗi không nhìn mặt nhau

Dĩ nhiên là bố tôi không đồng ý chia chác gì cả, bởi bác cả không xứng đáng được nhận.

Hơn 30 năm trước, sau một lần đi thuyền vượt bão ngoài khơi về thì ông nội tôi ốm liệt giường. Cả đời ông làm ngư dân sống nhờ biển, cuối cùng chết cũng vì biển.

Ông bà tôi bám biển cả đời, nghèo đói thế nào cũng nuôi 3 đứa con khôn lớn. Ai cũng tưởng tài sản lớn nhất của họ là chiếc thuyền gỗ, nhưng đến lúc gần đất xa trời thì ông nội tiết lộ có một mảnh đất rộng gần nghìn mét vuông. Đó là thứ ông bà vắt mình đến kiệt quệ để dành cho con cháu, cũng là niềm tự hào mà ông nội giấu kín không cho ai biết.

Lúc đầu ông bà tính chia đều mảnh đất ra. Thế nhưng khi dắt các con đi xem đất thì con trai cả của ông – cũng chính là bác ruột của tôi bây giờ – đã nhảy dựng lên chê không thèm lấy.

Ngày xưa đất ở quê tôi rẻ, chỗ ven biển gần cồn cát thì toàn bùn lầy đất hoang, sậy với đước mọc um tùm thành rừng. Bố tôi kể chỗ đấy hoang vu toàn rắn rết, người gan dạ nhất cũng chẳng dám mon men. Chưa kể người lớn cứ thêu dệt thêm cả những chuyện huyền bí ma quỷ nọ kia nên bố và lũ trẻ trong làng chài chẳng đứa nào dám nghĩ đến việc chơi ở khu đất hoang ấy.

Vì anh cả chê miếng đất nên bố tôi và cô út được hưởng hết. Ông bà nội cẩn thận để lại di chúc viết tay, có cả làng xã làm chứng nữa. Giờ bố tôi vẫn giữ mảnh giấy cũ nát ấy nhưng đã ép plastic đàng hoàng để bảo quản.

Sau khi ông nội mất thì bác tôi theo người quen vào trong Nam lập nghiệp. Ban đầu bác đi làm thuê, lăn lộn đủ nghề để kiếm sống. Sau đó bác cưới cô con gái chủ vườn hồ tiêu làm vợ. Kể từ đó bác đổi đời sung túc hơn, được bố vợ cho quản lý vườn hồ tiêu ấy.

Bác ruột chê mảnh đất hoang ông nội để lại nhưng 30 năm sau lại bắt bố tôi phải chia phần-1

Nghe bố tôi kể thì có vẻ bác sống hạnh phúc lắm. Trong khi đó bố tôi với cô út thì chật vật bám trụ lại quê nhà. Ban đầu bố cũng đem cái thuyền cũ của ông ra biển để lượm tôm cá, nhưng mài bạc mặt ngoài khơi vẫn chẳng kiếm được bao nhiêu.

Có đất ông nội để lại nhưng đem bán thì giá không bằng một chiếc xe máy nên bố tôi nản lắm. Đang loay hoay chẳng biết làm sao thì cơ hội đổi đời ập đến.

Một lần bố tôi đi du lịch với hội bạn học cũ, họ đặt vé tàu ra tận hòn đảo có cái tên khá lạ ngoài biển Quảng Ninh. Cảnh vật trên đảo rất đẹp, bãi biển hoang sơ trong lành, lác đác vài nhà dân làm du lịch. Đặc biệt ở giữa đảo có một khu vườn rộng lớn mà bố tôi nhớ mãi. Ở đó người ta cải tạo đất để trồng cây ăn quả, có cả những giống hoa đẹp và hồ nước thả cá. Trên cái hồ ấy có những căn lều lợp lá cọ, nơi du khách có thể ngồi uống nước, nghỉ ngơi, hoặc ăn bữa cơm toàn đặc sản Quảng Ninh.

Sau khi trở về nhà, bố tôi bỗng dưng ấp ủ ước mơ xây một khu vườn sinh thái giống trên đảo. Thế là bố tôi đi vay mượn khắp nơi, thuê máy móc về san ủi hết mảnh đất ông nội để lại. Đất bỏ hoang lâu năm nên bị người dân địa phương dùng làm bãi rác. Chật vật lắm bố tôi mới dọn dẹp xong.

Sau đó bố loay hoay tìm cách cải tạo đất vì chẳng có cây ăn quả nào trồng được ở chỗ đất mặn ven biển ấy. Mày mò không biết bao lâu mới xong cái mô hình trang trại. Cứ làm xong không ưng ý lại sửa, sửa tới lui mấy năm trời mới ra hình hài sơ sơ.

Bố tôi tự nhận hồi đó ông quá liều. Tiền bạc không có, ông còn lén đem đồ đạc của mẹ tôi đi bán lấy vốn dựng trang trại. Lúc mẹ phát hiện ra thì bà tức giận lắm, đòi bế tôi về ngoại rồi bỏ bố một mình. Nhưng bố tôi vẫn kiên trì với ước mơ xây trang trại. Ông xin lỗi mẹ tôi rất nhiều lần, cũng may mẹ tôi là người cứng miệng mềm lòng nên vẫn đồng hành cùng bố qua những năm tháng cực khổ ấy.

Cô út cũng nghỉ việc ở nhà máy đóng tàu để về ủng hộ bố thực hiện ước mơ. Cô tôi không nhớ bao nhiêu ngày dầm mưa dãi nắng cùng anh trai trên mảnh đất hoang, nhặt quả bàng với bẻ hoa dâm bụt dại ngoài đường ăn tạm đỡ đói.

Rồi trời chẳng phụ lòng người. Ròng rã mấy năm cuối cùng cũng xây xong trang trại. Cây lá bắt đầu đơm hoa, quả roi, quả mít đầu tiên cũng chín. Mẹ kể rằng bố đứng ngắm trang trại xanh tươi xong cứ khóc, mẹ còn tưởng bố khóc vì nghĩ đến cuốn sổ ghi nợ đầm đìa.

Có người khuyên bố tôi nên làm lồng nuôi cá, nuôi hàu để thu hồi ít vốn trước, sau đó tiếp tục hoàn thiện trang trại để kinh doanh sau. Bố tôi nghe theo nên lãi đậm, thương lái đến nhà mua bán suốt ngày. Được cái bố mẹ tôi mát tay nên nuôi con gì cũng béo, trồng cây gì cũng sai.

Dần dà cuộc sống gia đình tôi ngày càng tốt hơn. Bố mẹ gồng gánh nhau trả hết nợ, còn xây một căn nhà 2 tầng ngay trong trang trại để ở và một ngôi nhà cấp 4 cho cô út sống bên cạnh.

5 năm trước cô út lấy chồng. Chú rể chính là thợ chuyên nuôi trồng hải sản của bố tôi. Cưới xong cô chú cùng nhau giúp bố tôi chăm lo trang trại, công việc tuy bận rộn nhưng gia đình ngày càng thêm đông vui.

Căn nhà cũ của ông bà nội bố tôi vẫn chưa bán, bảo để đó sau này cho tôi làm “của hồi môn”. Nó xuống cấp lắm rồi nên bố mẹ đang cho thuê làm quán ăn sáng. Khoản tiền cho thuê đủ để tôi ăn học mỗi tháng, không lo giật gấu vá vai như ngày xưa.

Bác cả rất ít khi liên lạc về nhà. Bố bảo bác giờ giàu sang phú quý nên bố ngại bắt chuyện. Có một lần bác về thăm nhà sau thời gian dài xa cách, bố hỏi vay ít tiền mà bác nói “Chú tự đi mà lo”. Từ đó bố tôi không bao giờ nhắc đến bác nữa, cô út cũng vậy.

Chẳng ngờ tháng trước đùng cái bác tôi kéo cả gia đình vợ con ra đây, lấy lý do thăm nhà xong bắt bố tôi để riêng 2 phòng trong trang trại cho cả nhà bác ở miễn phí.

Quên không kể thêm cho mọi người. Sau khi bố tôi cải tạo mảnh đất hoang thành khu sinh thái thì nhiều người cũng bắt đầu chú ý đến vùng ven biển. Rồi dần dà người kéo đến sống với kinh doanh cũng đông, quanh nhà tôi ngày càng trở nên nhộn nhịp.

Bố tôi bỏ tiền dựng thêm một dãy nhà gỗ làm homestay giá rẻ, khách trẻ tuổi đến đặt phòng rất đông. Ông đầu tư trồng nhiều loại cây hoa đẹp, làm cả con suối nhân tạo và mấy cái cầu gỗ bắc qua cho khách tới chơi. Riêng cái hồ to ở giữa trang trại thì dựng gần chục cái chòi tre làm dịch vụ nghỉ ngơi, câu cá. Có đồ ăn và hải sản tươi phục vụ tại chỗ luôn. Cô tôi còn nuôi một đàn gà ăn ngô thóc chạy ở vườn, quây thêm chuồng thỏ, chuồng dê cho trẻ con đến chơi trải nghiệm.

Bố mẹ không biết gì về công nghệ nên tôi giúp họ mở một trang fanpage để quảng cáo dịch vụ. Khách kéo đến càng ngày càng đông, khen khu sinh thái nhà tôi đẹp, đồ ăn ngon, chủ phục vụ nhiệt tình. Bố tôi thuê thêm cả chục nhân viên vẫn không làm xuể, mùa lễ Tết cứ phải gọi là chạy hộc bơ từ sáng sớm đến tận nửa đêm.

Thu nhập từ khu sinh thái giúp gia đình tôi thoát khỏi danh sách hộ nghèo. Bố tôi còn được vinh danh là ngư dân tiêu biểu làm kinh tế mới, được địa phương tạo điều kiện hết mức. Có lẽ vì nổi tiếng như thế nên bác ruột mới biết chuyện bố tôi phất lên.

Bác xem được quảng cáo khu sinh thái trên mạng nên mới kéo vợ con ra tra rõ thực hư. Bố tôi và cô út vẫn tiếp đón nhiệt tình, mời ăn cơm và nghỉ lại miễn phí. Tuy nhiên gia đình bác cả ở lại cả tuần không chịu về trong kia, rồi sau đó bác đòi hỏi một chuyện khiến bố tôi ngỡ ngàng.

Bác cả đòi “chia lợi nhuận” từ khu sinh thái với lý do mảnh đất này ngày xưa đáng lẽ thuộc về bác. Vợ bác cũng bon chen thêm vào mấy câu ngọt nhạt, bảo rằng anh em một nhà thì phải chia sẻ ngọt bùi với nhau, nay 2 em giàu thì phải chia phần cho anh cả (?!?)

Nghe xong cô út bực quá liền mắng cho bác cả một trận vuốt mặt không kịp. Gần 20 năm cô với bố tôi trầy da tróc vẩy, đổ máu bạc tóc mới dựng được cơ ngơi như bây giờ. Bác cả ngó lơ không giúp đỡ hỏi thăm gì mà giờ dám quay về đòi lấy 50% tiền lãi. Ý đồ của bác ấy quá vô lý nên dĩ nhiên bố tôi gạt đi luôn.

Không yêu sách được nên gia đình bác cả chuyển sang cư xử kiểu “cùn”. 2 con trai bác tỏ ra khá hung hăng, chửi mắng nhà tôi là những kẻ máu lạnh, giàu sang rồi thì bỏ rơi ruột thịt. Mẹ tôi im lặng từ đầu xong cũng nhịn không nổi, hỏi vặn lại bác cả rằng năm xưa khi bố tôi bán đến từng cái quần với đôi dép để sửa sang mảnh đất thì bác ở đâu? Bố tôi vay có vài triệu bạc để làm cổng nhà cũng bị bác từ chối. Những năm cuối đời bà nội ốm yếu cũng chỉ có mình bố tôi với cô út chăm, đám tang bà do chính bố tôi chôn cất, còn bác cả không hề đoái hoài gì. Bác cưới được vợ giàu xong tuyệt nhiên không quan tâm gì đến người thân quê cũ, giờ lại tham lam muốn hưởng lợi miễn phí từ mồ hôi nước mắt của nhà tôi.

Bố lấy cớ khách đặt phòng nghỉ từ trước nên mời bác cả đi chỗ khác thuê. Cả nhà bác “chày cối” không chịu đi, cô út liền mạnh tay sai nhân viên đem đồ của họ ra ngoài cổng. Từ hôm đó đến nay việc làm ăn của gia đình tôi liên tục bị quấy phá. Trên fanpage thì bị một đống nick ảo vào đánh giá 1 sao, bên ngoài thì bị dán tờ rơi rêu rao là kinh doanh thực phẩm bẩn, trốn thuế, vay nợ xã hội đen nọ kia.

Chẳng khó để biết ai là người đứng sau làm mấy chuyện xấu xa ấy. Tôi lo sốt vó lên vì nhiều khách bị ảnh hưởng bởi tin đồn nên nghĩ khu sinh thái nhà tôi lừa đảo. Họ còn gọi điện từ xa báo hủy phòng hủy lịch ăn chơi, tôi đăng bài đính chính rõ ràng lên mạng nhưng doanh thu vẫn thiệt hại khá nhiều.

Ngược lại bố mẹ tôi tỏ ra khá ung dung. Cô út thì vỗ vai tôi bảo mạnh mẽ lên, làm kinh doanh lớn thì phải biết chịu đựng sóng gió. Mà khổ nỗi nếu sóng gió đến từ người lạ có khi tôi đã đối phó được, đằng này lại là nước bẩn từ người nhà hất lên. Buồn thật chứ…

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinhay8.com - © 2025 News