Pháp luật quy định về tiền rơi, vàng bạc tài sản rơi ngoài được thế nào?
Bộ luật dân sự của nước ta có điều khoản quy định rõ về việc xử lý với tài sản ngoài đường. Theo đó công dân khi nhặt được tiền, vàng, trang sức (tóm lại là tài sản) rơi thì chiếu theo khoản 1 Điều 230 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc “Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên” như sau:
1. “Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu”.
Nhặt được tiền hay đồ vật, tài sản ngoài đường đừng tự ý sử dụng
Như vậy theo luật định thì người nhặt được cũng không được tự ý dùng sử dụng và không tự nhiên được quyền sở hữu, người dân cần tránh sai lầm cho rằng “tôi nhặt được thì nó là của tôi, có phải tôi ăn trộm ăn cắp đâu”.
Đừng biến từ việc nhặt được thành tội cố tình chiếm đoạt
Người dân khi nhặt được tài sản, vàng bạc, dây chuyền hay bất cứ đồ vật gì của người khác mà cố tình không trả sẽ bị xử phạt.
Theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-Cp ngày 31/12/2021 của Chính phủ thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi cố tình không trả lại tài sản cho người khác.
Thậm chí với sô tài sản trị giá từ trên 10.000.000 đồng mà cố tình không trả còn có thể bị truy cứu hình sự. Điều 176 Bộ luật hình sự về “Tội chiếm giữ trái phép tài sản” cụ thể như sau:
– Nếu giá trị tài sản từ 10.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc có giá trị dưới 10.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
– Nếu giá trị tài sản từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc là bảo vật quốc gia thì bị phạt tù từ 1 đến 5 năm.
Do đó người dân chớ hiểu sai luật, chớ nổi lòng tham mà vướng vào tù tội.
Người cố tình không trả sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ
Khi nào người nhặt được sẽ có quyền sở hữu?
Điều 230 Luật dân sự 2025 quy định sau 1 năm đã thông báo công khai mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không tới nhận thì người nhặt được có thể được sở hữu trong trường hợp như sau:
– Tài sản có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người phát hiện tài sản là chủ sở hữu tài sản đó.
– Tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản tài sản đó người phát hiện tài sản được nhận số tiền bằng 10 lần mức lương cơ sở + 50% (một nửa) giá trị phần vượt quá 10 lần mức lương cơ sở còn phần giá trị tài sản đó thuộc về nhà nước.
-Trong trường hợp tài sản đó thuộc di tích lịch sử văn hóa thì tài sản đó thuộc về nhà nước và người nhặt được được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định.
Nếu như tài sản đó không thuộc sở hữu của ai vì dụ như tảng vàng tự nhiên… thì theo quy định tài Điều 228 Bộ luật dân sự 2015 quy định về “Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu” thì xử lý như sau:
– Sau 1 năm mà không xác định được ai là chủ sở hữu nếu tài sản là động sản thì người phát hiện tài sản là chủ sở hữu tài sản đó.
– Sau 5 năm mà không xác định được ai là chủ sở hữu nếu tài sản là bất động sản thì bất động sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Như vậy người nhặt được sẽ có phần có công nhưng phải đúng theo quy định của luật pháp, chớ tham lam mà vi phạm pháp luật.