×

Đà Nẵng đang rất ng:uy câ’p rồi: Cư’u Đà Nẵng với!

Mưa lớn kéo dài tại Đà Nẵng đã khiến đất “no” nước, nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở trên sườn dốc, ngập úng cục bộ tại các khu vực thấp trũng.

Theo thông tin từ Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng, từ 1h đến 7h ngày 5/11, khu vực thành thố Đà Nẵng có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa đo đươc tại một số nơi như sau: Chi cục thủy lợi 229.2mm, Sơn Trà 221mm, Trạm khí tượng Đà Nẵng 180.2mm, Cẩm Lệ 148.8mm…

Mô hình độ ẩm đất cho thấy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã đạt trạng thái bão hòa và gần bão hòa, trên 85%.

Sáng 5/11 địa bàn thành phố Đà Nẵng tiếp tục có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa phổ biến 60 đến 140mm, có nơi trên 200mm, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở trên sườn dốc, ngập úng cục bộ tại các khu vực thấp trũng.
fb_img_1730771086305.jpgMột điểm có dấu hiệu sạt lở trên bán đảo Sơn Trà ngày 5/11


Thành phố Đà Nẵng cảnh báo, do mưa lớn kéo dài, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ có thể tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế – xã hội. Nguy cơ cao tác động đến khu dân cư, các cơ sở hạ tầng ở những vùng có độ dốc lớn, sông suối hẹp.

Rủi ro về lũ quét và sạt lở đất do mưa lớn, kéo dài được thành phố Đà Nẵng cảnh báo ở cấp độ 1.

Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng cũng cho biết, chính quyền quận Sơn Trà (Đà Nẵng) đã ngăn tuyến đường du lịch Bãi Bụt – Hố sâu do mưa lớn gây sạt lở.

Lũ quét và sạt lở đất là những hiện tượng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Dưới đây là một số tác động chính:

Thiệt hại về đất đai: Sạt lở đất làm mất đi lớp đất màu mỡ, gây khó khăn cho việc trồng trọt và phục hồi hệ sinh thái.

Mất đa dạng sinh học: Lũ quét và sạt lở có thể phá hủy môi trường sống của nhiều loài động thực vật, dẫn đến giảm đa dạng sinh học.

Ô nhiễm nguồn nước: Lũ quét có thể cuốn theo chất thải, hóa chất và rác thải, gây ô nhiễm các nguồn nước như sông, suối.

Suy giảm chất lượng đất: Sau khi xảy ra lũ quét, đất có thể bị nhiễm mặn hoặc mất đi các dưỡng chất cần thiết, làm giảm khả năng sản xuất nông nghiệp.

Tăng nguy cơ thiên tai: Những khu vực đã trải qua lũ quét và sạt lở đất có thể dễ bị tổn thương hơn trong các trận lũ lụt hoặc sạt lở tiếp theo.

Hủy hoại cơ sở hạ tầng: Các công trình như cầu, đường giao thông và nhà cửa có thể bị phá hủy, ảnh hưởng đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế.

Thay đổi địa hình: Sạt lở có thể làm thay đổi cấu trúc địa hình, ảnh hưởng đến dòng chảy của nước và làm tăng khả năng xảy ra lũ quét trong tương lai.

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinhay8.com - © 2024 News