Ăn măng tương sau khoảng từ 5 – 30 phút nếu xuất hiện dấu hiệu chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn… rất có thể đó là biểu hiện ngộ độc nhẹ.
Măng tươi thường được xem là món ăn không phải thích hợp với tất cả mọi người nhưng lại là món khoái khẩu, quen thuộc của người Việt. Theo tài liệu của Cục An toàn thực phẩm, trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230 mg trong một kg măng củ, đây là một chất cực độc với cơ thể.
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng cyanide sẽ mất đi trong quá trình chế biến. Nếu ăn phải măng chế biến không kỹ thì rất dễ bị ngộ độc. Biểu hiện ngộ độc ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn măng khoảng từ 5 – 30 phút. Trường hợp nhẹ, biểu hiện chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, kích thích niêm mạc đường hô hấp. Trường hợp nặng có biểu hiện co giật, suy hô hấp, tím tái, hôn mê…
Khi người ăn nhiều măng xuất hiện các dấu hiệu trên, cần gây nôn cho bệnh nhân hoặc đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Thực tế, không nên vì thế mà sợ ăn măng bởi các chất độc trong măng dễ hoà tan trong nước và bị bay hơi khi đun nóng. Vì vậy, để an toàn khi ăn măng tươi cần chú ý chế biến kỹ bằng cách luộc đi luộc lại từ 2-3 lần, mỗi lần luộc cần rửa sạch bằng nước lạnh rồi mới chế biến, trong quá trình luộc cần mở vung. Làm như vậy mục đích để Acid xyanhydric hoà tan trong nước luộc, nước rửa và bay hơi, loại bỏ gần như hoàn toàn chất độc trong măng.
5 nhóm người nên “cấm kỵ” với món măng tươi
Ảnh minh họa
Người mới ốm dậy
Người mới ốm dậy, sức đề kháng yếu không nên ăn măng do măng chứa một lượng glucoxit nhất định. Bình thường glucoxit không mấy gây hại cho cơ thể nhưng khi cơ thể ốm yếu, glucoxit phân hủy với men tiêu hóa và chất chua trong dạ dày dễ dẫn đến tình trạng nôn mửa.
Trẻ em
Axit oxalic trong măng tươi ảnh hưởng đến việc hấp thu và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Do đó, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển không nên ăn loại thực phẩm này để tránh bị thiếu canxi, kẽm dẫn đến chậm phát triển.
Phụ nữ đang mang thai
Người mắc bệnh thận, viêm loét dạ dày, tá tràng
Theo Đông y, loại thực phẩm này có tính hàn, khó tiêu hóa nên những người mắc bệnh thận, bệnh loét dạ dày và tráng tràng, viêm dạ dày, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, không nên ăn nhiều để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Người bị bệnh gút
Khi bị bệnh gút, bạn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn. Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh.