BHYT 5 năm liên tục là gì?
Thẻ bảo hiểm y tế thường có giá trị tính theo từng năm. Người dân tham gia từ 5 năm liên tiếp trở nên và thời gian ngắt quãng tối đa 3 tháng sẽ được tính là bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục.
Bệnh hiểm nghèo là gì?
Bệnh hiểm nghèo là những bệnh nguy hiểm tới tính mạng, khó có phương pháp điều trị. Bộ Y tế mới đây đã ban hành danh mục 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo. Những bệnh này thường điều trị tốn kém lâu dài. Những trường hợp bệnh hiểm nghèo sẽ được hưởng một số ưu đãi từ y tế để giảm gánh nặng cho người dân.
Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục sẽ có nhiều quyền lợi
Quy định mới về thẻ BHYT đủ 5 năm liên tục từ 7/2025
Từ 7/2025 Luật sửa đổi Luật BHYT và Luật BHXH sẽ có hiệu lực. Trong đó có điều chỉnh một số điều liên quan tới quyền lợi của người dân. Hiện nay thẻ BHYT của người dân thường có 3 mức hưởng là 100%, 95% và 80%.
Khoản 17 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 sửa đổi quy định những người sau đây được hưởng BHYT 100%:
(1) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, o, r và s khoản 3 Điều 12 của Luật này, gồm:
– Sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong công an nhân dân; học viên quân đội, học viên công an, học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người Việt Nam;
– Học viên quân đội, học viên công an, học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người nước ngoài;
– Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (bổ sung mới)
– Dân quân thường trực (đối tượng này được bổ sung mới so với quy định trước đây)
– Người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; cựu chiến binh;
– Trẻ em dưới 6 tuổi;
– Thân nhân của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
– Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số thuộc hộ gia đình cận nghèo đang cư trú tại xã, thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; người dân tộc thiểu số đang cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
– Người đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng theo quy định của pháp luật có liên quan; người đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng mà thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội;
Người dân cần tránh nhầm lẫn các quy định
– Người từ đủ 75 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, người từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ cận nghèo đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng (đối tượng này bổ sung mới so với trước đây);
(2) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định; (hiện nay quy định mức này đang là thấp hơn 15% mức lương cơ sở)
(3) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, bao gồm:
Trạm y tế; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình; trạm y tế quân – dân y, phòng khám quân – dân y; trung tâm y tế cấp huyện có hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là phòng khám; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu trong quân đội, công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
(4) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú tại phòng khám đa khoa khu vực;
(5) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm của những lần đi khám bệnh, chữa bệnh lớn hơn 6 lần mức tham chiếu. (mức tham chiếu hiện nay đang là tháng lương cơ sở)
BHYT đủ 5 năm được trợ cấp 15 triệu/lần khi khám chữa bệnh hiểm nghèo?
Theo quy định trên người dân có BHYT đủ 5 năm liên tục trong trường hợp thẻ bảo hiểm y tế của họ chỉ có mức hưởng 80% hoặc 95% thì khi có số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 lần mức tham chiếu thì sẽ được hưởng 100%. Còn nếu số tiền cùng chi trả (tức phần 20%, 5% ) mà nhỏ hơn 6 lần mức tham chiếu thì họ vẫn chỉ được hưởng 80 hoặc 95% như trên thẻ bảo hiểm thôi.
Trong quy định trên không nhắc gì tới bệnh hiểm nghèo.
Do đó người dân cần chú ý:
– BHYT đủ 5 năm liên tục sẽ được hưởng 100% khi có điều kiện là mức cùng chi trả lớn hơn 6 lần mức tham chiếu, chứ không phải lúc nào cũng được hưởng 100% (nếu trên thẻ của họ mức hưởng chỉ là 80 hoặc 95%). Mức tham chiếu hiện nay đang tính theo 6 tháng lương cơ sở, tức là 6x 2.340.000 = 14.040.000 đồng. Như vậy khi mức cùng chi trả trong năm lớn hơn con số này thì người dân có BHYT đủ 5 năm liên tục sẽ được hưởng 100%, tức không phải thanh toán phần cùng chi trả đó, chứ không phải được nhận trợ cấp cho mỗi lần đi khám chữa bệnh. Những người có thẻ BHYT không đủ 5 năm liên tục mà trên thẻ chỉ hưởng 95%, 80% thì khi đi khám có số tiền cùng chi trả lớn hơn số này cũng sẽ không được hưởng quyền lợi này.
– Quyền lợi hưởng 100% của thẻ BHYT đủ 5 năm liên tục áp dụng cho cả cả bệnh thường và bệnh hiểm nghèo chứ không phải chỉ bệnh hiểm nghèo mới được hưởng. Hoặc cũng không phải người có BHYT đủ 5 năm liên tục mà bị bệnh hiểm nghèo thì sẽ mặc định được hưởng 14 triệu đồng/lần. Do đó người dân cần tránh những hiểu lầm này.
Những người bị bệnh hiểm nghèo sẽ được hưởng quyền lợi không cần giấy chuyển tuyến vẫn được hưởng 100% mức hưởng trên thẻ.
Do đó thông tin BHYT đủ 5 năm liên tục sẽ được trợ cấp 14 triệu/lần khám chữa bệnh hiểm nghèo là hoàn toàn không chính xác.