Đề xuất lương giáo viên xếp cao nhất, có phụ cấp, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng – Ảnh: GIA HÂN
Sáng 25-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo.
Đề xuất nhiều chế độ, chính sách mới cho nhà giáo
Trình bày tờ trình dự luật, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng nêu rõ nhiều điểm mới.
Theo ông Thưởng, các chế độ, chính sách đối với nhà giáo như lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ, chế độ thu hút, sự tôn vinh của xã hội đối với nhà giáo… chưa thực sự tương xứng với vị thế, vai trò của nhà giáo.
Đời sống của nhà giáo còn khó khăn, nhà giáo chưa thể sống được bằng nghề, tiền lương của nhà giáo chưa thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống cho nhà giáo, nhất là nhà giáo trẻ và giáo viên mầm non.
Nhà giáo chưa nhận được sự quan tâm, bảo vệ xứng đáng từ xã hội, nên còn xảy ra nhiều sự việc đáng buồn về cách ứng xử từ xã hội, từ phụ huynh, người học đối với nhà giáo.
Điều này dẫn tới tình trạng nhà giáo không an tâm công tác, một bộ phận không nhỏ nhà giáo đã bỏ việc, chuyển việc nhất là nhà giáo trẻ.
Đồng thời, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không thu hút được người giỏi vào ngành sư phạm, nhiều địa phương, cơ sở giáo dục thiếu nguồn tuyển dụng để bổ sung số lượng nhà giáo còn thiếu, đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục, đào tạo…
Từ đó, dự thảo quy định lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và được hưởng các phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật.
Việc này, giúp nhà giáo yên tâm làm việc, cống hiến và phát triển nghề nghiệp; thu hút, trọng dụng, ưu đãi với người có tài năng làm nhà giáo; thu hút nhà giáo về công tác, công tác lâu dài trong ngành giáo dục, đặc biệt ở các vùng khó khăn…
Về chế độ nghỉ hưu và kéo dài thời gian công tác đối với nhà giáo, dự thảo luật quy định riêng giáo viên mầm non, giáo viên trường lớp dành cho người khuyết tật được nghỉ hưu trước 5 (năm) năm theo quy định về tuổi nghỉ hưu.
Nội dung này nhằm đảm bảo phù hợp yêu cầu triển khai chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với hiện trạng điều kiện lao động của giáo viên mầm non (hiện đã có báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học chứng minh điều kiện lao động của giáo viên mầm non nằm trong các chỉ số nghề “nặng nhọc”).
Quang cảnh phiên họp – Ảnh: GIA HÂN
Giáo viên mầm non, nhà trẻ có cần học đến thạc sĩ hay không?
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ thường trực ủy ban đồng tình cần có chính sách tiền lương cho nhà giáo nhằm tạo động lực cho giáo viên an tâm công tác, thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm.
Tuy nhiên, việc thể chế hóa chủ trương này cần phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương; tránh cách hiểu sẽ có một thang, bảng lương riêng dành cho nhà giáo.
Thường trực ủy ban cho rằng cần có chính sách hỗ trợ và chính sách thu hút nhà giáo, tuy nhiên cần đánh giá tác động, xác định đối tượng nhà giáo được thụ hưởng, nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách.
Có ý kiến đề nghị cần rà soát các chính sách hỗ trợ, thu hút để tránh trùng lắp hoặc bỏ sót đối tượng; bổ sung chính sách thu hút người có học lực xuất sắc vào học ngành sư phạm, giữ sinh viên xuất sắc ở lại trường làm giảng viên đại học.
Nêu ý kiến thảo luận, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nhất trí việc xây dựng quy định chính sách tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo để cụ thể hóa chủ trương của Đảng.
Tuy nhiên, ông Cường nêu rõ việc cải cách tiền lương cho nhà giáo là rất khó khăn, phức tạp, cần nghiên cứu, rà soát để linh hoạt hơn khi triển khai.
Theo đó, có thể nghiên cứu theo hướng có chế độ đãi ngộ, thu hút người tài trong lĩnh vực giáo dục, tránh tình trạng “sống lâu thành lão làng”, trong khi những người giỏi vào ngành giáo dục sau thì không có chính sách khuyến khích.
Trưởng ban công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cũng bày tỏ nhất trí với nội dung nghỉ hưu sớm với giáo viên mầm non. Song bà đặt vấn đề: một giáo viên mầm non, nhà trẻ có cần học đến thạc sĩ hay không?
“Quyền học tập là của mọi người nhưng nếu căn cứ để tính lương. Đây cũng là một sự lãng phí. Vì học thạc sĩ mầm non có thể phải sắp xếp ở bậc quản lý. Điều này có thực sự cần thiết không? Chúng ta nên nghiên cứu”, bà Hải nói.
News
Bà Phương Hằng livestream lần cuối
Trong những ngày mở cửa miễn phí sắp tới, bà Hằng hứa sẽ cháy hết mình với mọi người. Trong chương trình giao lưu với khán giả tối 29/9 tại Trường đua Đại Nam (Khu du lịch Đại Nam), bà…
Bà Nguyễn Phương Hằng chính là b;ồ tát sống
Nữ CEO xuất hiện trên khấu và bày tỏ rất hạnh phúc. 18 giờ tối nay, tại khu vực Trường đua Khu du lịch Đại Nam, chương trình nghệ thuật sân khấu hóa, hoạt động thể thao đặc sắc và…
6 tỉnh miễn học phí hoàn toàn cho học sinh, đó là tỉnh nào?
Hiện nay, tiền học là một gánh nặng đối với phụ huynh có con đang độ tuổi đi học. Mới đây có một tin vui lớn với người dân thuộc 6 tỉnh thành trong cả nước. Theo đó, những tỉnh…
Con trai Bà Nguyễn Phương Hằng mới 12 t;uổi mà đã học mẹ làm một chuyện không ngờ
Con trai bà Nguyễn Phương Hằng đã dành toàn bộ số tiền được tặng trong dịp sinh nhật lần thứ 12 của mình để ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi với số tiền ủng hộ…
Sam còn trẻ vậy mà…
Sam, Thúy Nga, Nguyệt Ánh và Liêu Hà Trinh là những sao Việt từng bị đàn ông lừa tiền lẫn tình. Hiện tại, các người đẹp đều có cuộc sống hạnh phúc, giàu sang. Sam Năm 2020, Sam từng gây…
Sắp tới, trường hợp người 70 t;uổi đáp ứng điều kiện này sẽ được nhận trợ cấp hưu trí: Nghe số tiền mà c;hoáng
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực từ 1/7/2025. Theo đó, những người 70 tuổi sẽ có thể được nhận trợ cấp hưu trí xã hội nếu như đáp ứng được các điều kiện theo quy…
End of content
No more pages to load