×

8 nhóm đối tượng được tăng mức hưởng mức trợ cấp từ ngày 1/9, ai cũng nên biết

Từ ngày 01/7/2024, có 8 nhóm đối tượng được hưởng mức trợ cấp tăng gần 39%. Việc điều chỉnh này hướng đến việc cải thiện phần nào điều kiện sống cho những người có hoàn cảnh khó khăn và góp phần đảm bảo sự công bằng trong hỗ trợ xã hội.

8 nhóm đối tượng được tăng mức hưởng mức trợ cấp

Từ ngày 01/7/2024, mức chuẩn trợ giúp xã hội được điều chỉnh tăng từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng, điều này tương đương với mức tăng 38,9%, tuy nhiên, không áp dụng cho tất cả các đối tượng. Theo Điều 5 thuộc Nghị định 20/2021/NĐ-CP, có 8 nhóm đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:

+ Đối tượng 1: Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng và thuộc các trường hợp cụ thể như:

– Bị bỏ rơi và hiện chưa có người nhận làm con nuôi.

– Mồ côi cả cha và mẹ hoặc mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích, đang được hưởng chế độ chăm sóc tại cơ sở trợ giúp xã hội, hoặc hiện đang trong thời gian chấp hành án phạt tù.

– Cả cha và mẹ đều đang hưởng chế độ chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp xã hội hoặc hiện đang trong thời gian chấp hành án phạt tù.

heo Điều 5 thuộc Nghị định 20/2021/NĐ-CP, có 8 nhóm đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

heo Điều 5 thuộc Nghị định 20/2021/NĐ-CP, có 8 nhóm đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

+ Đối tượng 2: Người từ 16 đến 22 tuổi hiện đang học văn hóa, học nghề hoặc trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất sẽ tiếp tục được hưởng trợ cấp xã hội nếu thuộc diện quy định.

+ Đối tượng 3: Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.

+ Đối tượng 4: Người đơn thân nghèo hiện đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc hiện đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó hiện đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp hoặc cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất.

+ Đối tượng 5: Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo hoặc lại không có nguồn thu nhập ổn định, cụ thể:

– Người cao tuổi hiện không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc những người đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

– Người cao tuổi từ đủ 75 đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo sống ở các xã, thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.

– Người từ đủ 80 tuổi trở lên nhưng không có lương hưu được trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.

+ Đối tượng 6: Người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng.

+ Đối tượng 7: Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo sống tại các địa bàn của các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ở miền núi đặc biệt khó khăn.

+ Đối tượng 8: Những người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo và không có nguồn thu nhập ổn định.

Từ ngày 01/7/2024, mức chuẩn trợ giúp xã hội được điều chỉnh tăng từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng, điều này tương đương với mức tăng 38,9%

Từ ngày 01/7/2024, mức chuẩn trợ giúp xã hội được điều chỉnh tăng từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng, điều này tương đương với mức tăng 38,9%

Trong đó, tổng kinh phí cho trợ cấp xã hội hàng tháng năm 2024 ước tính vào khoảng 32.293 tỷ đồng, đã tăng thêm 4.718 tỷ đồng so với kế hoạch trước đó. Kinh phí này sẽ được sử dụng trong thời gian 6 tháng cuối năm để hỗ trợ khoảng 3.356 triệu đối tượng bảo trợ xã hội và khoảng 349.000 đối tượng hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc.

Việc nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội này nhằm bảo đảm đời sống cho nhóm bảo trợ xã hội. Điều này sẽ giúp họ có điều kiện sống tốt hơn và góp phần giảm bớt khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Điều chỉnh lần này là một phần của chính sách phúc lợi xã hội, nhằm hướng đến việc cải thiện điều kiện sống cho những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn và đảm bảo sự công bằng trong việc hỗ trợ xã hội.

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinhay8.com - © 2025 News