×

Về thăm mẹ ốm thấy mâm cơm mẹ ăn tôi khuyên bà bán đất dưỡng già nhưng anh trai nhất định không chịu, lại còn nói điều kh::ủng kh::iếp

Mẹ vất vả sinh và nuôi nấng anh em tôi nên người, chúng tôi không thể phó thác tuổi già của bà cho hàng xóm mãi thế này.

Tôi lấy chồng xa nhà, mỗi năm về thăm mẹ được vài ba lần. Mấy năm gần đây công việc bận rộn, cố gắng lắm thì cả năm mới về được 2 lần. Mỗi khi về quê, nhìn thấy cảnh mẹ già cặm cụi một mình trong ngôi nhà cũ kỹ mà nước mắt tôi chỉ chực rơi.

Anh tôi lấy vợ trên thành phố và đang ở rể nên chẳng tiện việc đưa mẹ đi phụng dưỡng. Năm nay mẹ tôi gần 80 tuổi, sức khỏe không còn tốt nữa. Dù bản thân vẫn đi lại, tự vệ sinh và nấu nướng để ăn nhưng ở xa tôi không yên lòng chút nào.

Anh tôi lắp trong phòng và ngoài nhà mẹ 4 cái camera để theo dõi nhất cử nhất động của bà. Từ ngày có camera, tôi được thấy mẹ mỗi ngày nhưng nhìn mỗi bước đi nặng nề của bà mà tôi không kìm được nước mắt.

Kinh tế của gia đình tôi không có, đang phải sống chung với bố mẹ chồng, với lại chồng rất khó tính, anh ấy chẳng chịu rước mẹ tôi đến sống cùng. Có lần tôi bàn với anh trai, thuê một phòng trọ gần nhà bố vợ của anh ấy để đưa mẹ đến sống cùng cho dễ dàng chăm sóc.

Nào ngờ anh cáu gắt lên mắng em gái:

“Cô thương mẹ thì rước đi mà nuôi, tôi đây lo cho bản thân con cái chưa xong. Lấy vợ hơn 10 năm rồi mà vẫn phải sống cảnh “chó chui gầm chạn”, nhục mà vẫn phải nhẫn nhịn”.

Nhìn thấy cảnh mẹ già cặm cụi một mình trong ngôi nhà cũ kỹ mà nước mắt tôi chỉ chực rơi. (Ảnh minh họa)

Tuần vừa rồi, tôi về thăm mẹ vào đúng lúc bà chuẩn bị ăn trưa. Nhìn trên mâm có vài con cá khô kho và một bát cơm trắng mà nước mắt tôi không ngừng rơi. Tôi nghẹn ngào nói:

“Mẹ ăn thế này thì lấy sức đâu mà chống đỡ bệnh tật?”.

Mẹ buồn rầu nói:

“Dạo này chân yếu, không thể đi chợ được nữa. Thỉnh thoảng nhờ cháu hàng xóm mua giúp vài con cá hay tép khô về ăn cho tiện. Làm phiền người ta nhiều cũng ngại”.

Một năm trước, qua camera, tôi thấy mẹ nằm ngất trên nền nhà lúc 8h tối. Lúc đó ở xa, anh em tôi không thể làm gì được, chỉ biết gọi điện thoại cho hàng xóm của mẹ đến giúp đỡ.

Thật may quanh mẹ có nhiều người tốt và nhiệt tình, họ đưa mẹ đi cấp cứu và ở lại chăm sóc bà đến khi anh em tôi về thì họ mới rời đi. Nếu lần đó không có sự giúp đỡ của hàng xóm thì chưa chắc mẹ đã sống đến bây giờ.

Mẹ vất vả sinh và nuôi nấng anh em tôi nên người, chúng tôi không thể phó thác tuổi già của bà cho hàng xóm mãi thế này. Suy nghĩ một lúc, tôi quyết định gọi điện cho anh trai. Tôi bảo với anh, đất đai của bố mẹ để lại nhiều nên bán một suất đất để bà dưỡng già.

Anh em tôi không thể làm gì được, chỉ biết gọi điện thoại cho hàng xóm của mẹ đến giúp đỡ. (Ảnh minh họa)

Nếu có tiền sẽ thuê người làm chăm sóc mẹ và mua những thứ ngon bổ để bồi dưỡng cho bà ăn. Lời tôi chưa nói hết, anh trai đã quát ầm lên:

“Bán gì mà bán, đất đó là của tổ tiên để lại, bán dần bán mòn rồi anh em không có chỗ mà về. Bà sống cùng lắm vài năm nữa, chúng ta góp tiền vào mà nuôi bà. Anh em mình mỗi tháng bỏ ra 4 triệu để mua đồ ngon và thuê người chăm sóc mẹ, em nghĩ thế nào?”.

Tôi bảo rất muốn biếu mẹ tiền dưỡng già nhưng lương tháng chưa đầy 10 triệu mà lo đủ mọi khoản, chưa hết tháng đã hết tiền làm gì có tiền biếu mẹ. Tôi cho là sau khi mẹ mất, đất của bố mẹ sẽ chia đôi thành 2 phần, tôi có một nửa trong đó. Vậy anh trai có thể lấy phần đất của tôi bán đi và chăm lo tuổi già cho mẹ.

Anh nói mảnh đất đó là của tổ tiên, con gái đi lấy chồng làm gì có quyền hành gì mà đòi về tranh giành đất. Không muốn bán đất, không chịu chia đất cho em gái nhưng lại bắt con gái chịu trách nhiệm chăm sóc mẹ như con trai.

Tôi không ngờ anh trai lại tham lam và ích kỷ đến vậy, vì lợi ích mà anh không còn tình người nữa. Theo mọi người, tôi phải làm sao để mẹ được an vui tuổi già đây?

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinhay8.com - © 2025 News