Ý nghĩa thắp hương cúng lễ
Thắp hương đã lưu truyền từ nhiều đời nay trong văn hóa tâm linh thờ cúng của người Việt và một số nước châu Á. Thắp hương tức là bắt đầu kết nối tâm linh, khấn nguyện. Thẻ hương trầm như gửi lời cầu khấn của gia chủ tới thần linh,tổ tiên.
Bởi thế việc thắp hương có ý nghĩa quan trọng. Hương cháy là thể hiện còn sự kết nối giữa ông bà tổ tiên và con cháu.
Sau khi chuẩn bị lễ xong, dâng lên ban thờ đầy đủ thì bắt đầu châm hương, thắp hương lên là bắt đầu cúng lễ. Chưa thắp hương là chưa bắt đầu. Vì thế trong thờ cúng thì không thiểu nghi lễ thắp hương. Những thẻ hương cháy lên báo hiệu buổi lễ và dẫn nhập vào thế giới tâm linh. Cũng bởi thế nên thời gian thắp hương rất quan trọng và thời điểm hạ lễ thụ lộc cũng quan trọng.
Hạ lễ thụ lộc nghĩa là sự kết nối dừng lại. Bởi thế không phải thời điểm nào cũng nên hạ lễ.
Thắp hương có ý nghĩa quan trọng
Thắp hương bao lâu thì nên hạ lễ?
Người xưa cầu kỳ thì cho rằng cần thắp đủ 3 tuần hương mới được hạ lễ, sau đó hóa vàng rồi con cháu mới được thụ lộc, nếu có cỗ ăn uống thì lúc đó mới được ăn uống. Mỗi tuần hương tức là thời gian cháy của 1 nén hương. Thông thường mỗi thẻ hương có thời gian cháy từ 10-30 phút tùy loại hương. Nếu là hương để thơm thanh tẩy thì thời gian có thể dài hơn. Còn hương cúng lễ thường là 10-30 phút. Cũng bởi thế nên việc hạ lễ trước quy định bị cho là bất kính, nhưng hạ lễ quá muộn cũng có nhiều bất lợi.
Thông thường sau khi hạ lễ thì còn hóa vàng, thế nên đôi khi không nhất thiết hết 3 tuần hương đã hạ lễ hóa vàng, hóa vàng xong thì hương cháy hết rồi mới tiến hành ăn uống thụ lộc.
Việc đốt 3 tuần hương thường kế tiếp cháy khoảng 2/3 nén hương thứ nhất thì thắp tuần hương tiếp theo.
Ngày nay nghi thức đã được tinh giản hơn nên thường không phải thắp đủ 3 tuần hương mà chỉ cần hết 2/3 tuần hương thứ nhất thì có thể hạ lễ, hóa vàng rồi thụ lộc.
Hạ lễ không nên hạ quá sớm không để quá lâu
Tuy nhiên nhiều gia đình không hạ lễ ngay mà để đến cuối ngày, thậm chí một số lễ vật khô như hoa quả, bánh kẹo, giấy tiền còn để nhiều ngày tiếp theo.
Việc hạ lễ quá sớm hoặc quá muộn đều là không nên. Đó là vì việc để lễ quá lâu trên ban thờ sẽ gây ruồi muỗi tới đậu gây mất vệ sinh đồ ăn, gây loạn trường khí ban thờ. Giấy tiền để lâu bị ẩm mốc và chúng là đồ giả không tốt cho trường khí phòng thờ. Hoa quả để lâu mà chín quá sẽ dễ bị thối mốc, là mồi cho kiến, chuột gián, ruồi nên không tốt.
Thế nên tốt nhất là thắp hương xong, cúng lễ xong thì nên hạ lễ sau buổi cúng. Nếu văn khấn dài, lễ cúng dài hơn 1 tuần hương thì khi gần hết tuần hương phải thắp kế tiếp. Còn nếu lễ nhanh kết thúc trước khi cháy hết 1 tuần hương thì có thể hạ lễ khi hương đã cháy hết 2/3.
Một số lưu ý khác khi thắp hương
Thắp hương nên chọn hương sạch tránh hương hóa chất
Tránh đốt nhiều hương có nguy cơ gây hỏa hoạn;
Tránh thắp hương ở phòng kín, tránh phòng thờ bị gió tạt mưa hắt
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm