×

Suốt 10 năm cho cụ ông vô gia cư uống nước miễn phí, đến khi cửa hạng sắp phá sản, tôi rơi nước mắt khi nhận được 1 tờ giấy của cụ, mở ra thì…

Tôi là Lý Hương, 45 tuổi, đang điều hành 2 nhà hàng ở trung tâm Bắc Kinh, Trung Quốc. Cách đây 12 năm, tôi từ bỏ công việc văn phòng để chuyển hướng sang kinh doanh. Khi mở cửa hàng, tôi có ý đặt một bình trà ở ngay trước cửa quán nhằm giúp đỡ những người khó khăn. Nếu khát nước họ có thể đến uống mà không phải trả phí.

Cho cụ ông vô gia cư uống nước miễn phí suốt 10 năm, đến khi cửa hàng sắp phá sản, tôi bất ngờ nhận được 1 hộp sắt mà thấy ấm lòng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Lúc đầu, tôi không để ý nhiều đến người đàn ông tên Khương đến quán mình dùng trà. Tôi nghĩ rằng, ông ấy chỉ như bao người đàn ông vô gia cư khác. Cho đến một ngày, tôi phát hiện, hôm nào, ông ấy cũng đến sử dụng trà ở cửa hàng của tôi vào 1 thời điểm cố định. Khi thấy tôi bên trong nhà hàng nhìn ra, ông luôn vẫy tay chào và nở 1 nụ cười vô cùng thân thiện. Sau khi dùng xong đồ uống, ông ngồi trước cửa quán 1 lúc rồi rời đi luôn.

Quan sát cụ ông này 1 thời gian dài, có lần, tôi bước vội ra ngoài cửa hàng và tò mò đặt câu hỏi: “Sao ông thường xuyên đến cửa hàng của tôi uống trà vậy?”. Người đàn ông cười đáp: “Vì trà ở cửa hàng của cô rất ngon”. Nghe được câu trả lời như vậy, tôi mỉm cười và cảm thấy vui trong lòng.

Thời gian trôi qua, tôi phát hiện ra, cụ ông vô gia cư này không phải là người đơn giản. Mặc dù trong bộ quần áo rách rưới nhưng người đàn ông này có đôi mắt lộ ra chiều sâu của trí tuệ. Trong khi dùng trà, ông luôn ngồi im lặng, quan sát mọi thứ xung quanh như đang suy nghĩ điều gì đó.

Cho cụ ông vô gia cư uống nước miễn phí suốt 10 năm, đến khi cửa hàng sắp phá sản, tôi bất ngờ nhận được 1 hộp sắt mà thấy ấm lòng - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Cứ như thế, năm 2022 là tròn 10 năm tôi mở cửa hàng. Trong suốt quãng thời gian đó, không 1 ngày nào, cụ ông này không đến quán tôi dùng trà. Ở thời điểm tưởng rằng nhà hàng có thể vận hàng theo đúng quy trình, xây dựng được lòng tin khách hàng. Bất ngờ kinh tế suy thoái, công việc kinh doanh sa sút trầm trọng. Khi đó, tôi đã có kế hoạch sẽ thông báo với khách hàng về việc đóng cửa, đồng thời cũng chuẩn bị sẽ chuyển hướng kinh doanh khác.

Đúng lúc đó, ông Khương vào cửa hàng và tìm tôi. Trên tay cầm 1 chiếc hộp sắt có phần cũ kĩ, ông nở 1 nụ cười và trao tặng tôi. Ông không quên gửi theo 1 lời nhắn: “Có lẽ, món quà sẽ giúp cháu vượt qua được thời điểm này”.

Ngay lúc đó, tôi bối rối mở ra và thấy bên trong là những mảnh gốm đã cũ. Trong khi đang không hiểu có chuyện gì xảy ra, cụ ông liền cất giọng: “Cháu hãy dành thời gian ghép những mảnh gốm này lại với nhau. Cháu sẽ hiểu ý đồ của ta”.

Ngay hôm đó, tôi đã ngồi lại để ghép các mảnh gốm này lại với nhau. Cho đến khi bức tranh được thành hình, tôi chợt nhận ra ông Khương không phải là 1 người vô gia cư bình thường. Thực tế, cụ ông này là 1 họa sĩ. Bức tranh được tạo nên từ những mảnh gốm mô tả khung cảnh cửa hàng kinh doanh phát đạt, thực khách ra vào tấp nập.

Cho đến lúc này, tôi dần hiểu được mục đích bức tranh cụ ông trao tặng. Có lẽ, ông cụ muốn nhắn với tôi rằng chỉ cần kiên trì, cửa hàng của tôi nhất định sẽ phát đạt trở lại.

Theo gợi ý của ông Khương, tôi đã treo bức tranh trong cửa hàng của mình. Thật kỳ diệu, mỗi khi nghĩ đến chuyện sẽ dẹp tiệm, chỉ cần nhìn vào bức tranh này, tôi như được tiếp thêm động lực.

Nhờ kiên trì, lắng nghe ý kiến của khách hàng và mở cả bán trực tuyến, may mắn, sau 2 năm, nhà hàng của tôi đã ổn định hơn. Công việc kinh doanh cải thiện và ngày càng có nhiều khách hàng ghé thăm. Thậm chí, đầu năm nay, tôi còn dư vốn để mở thêm được một chi nhánh mới.

Kể từ sau lần đó, tôi không còn thấy ông Khương quay trở lại cửa hàng để cảm ơn. Song món quà cụ ông tặng gửi tặng là báu vật quý báu nhất trong cuộc đời tôi. Ông đã dạy tôi rằng trong hành trình trưởng thành của mỗi người chúng ta sẽ có lúc rơi vào vùng tối. Nhưng chỉ cần kiên trì tiến về phía trước, bạn chắc chắn sẽ tìm thấy tia sáng.

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinhay8.com - © 2024 News