Nam NSND gạo cội được biết đến nhiều với những vai diễn chính diện trên sân khấu lẫn phim ảnh và để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả.
Nam diễn viên “không đóng được vai ác”
NSND Đức Trung sinh năm 1939. Thời trẻ, ông từng là pháo binh thuộc Sư đoàn 312. Nam nghệ sĩ được khơi dậy niềm đam mê nghệ thuật từ lần Đoàn kịch Quân đội đến đơn vị biểu diễn. Sau khi xuất ngũ, ông quyết định thi tuyển và trở thành diễn viên của đoàn kịch.
Ông từng giữ chức Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, là một trong những gương mặt gạo cội của Nhà hát Tuổi trẻ thời kỳ đầu. Trên sân khấu cũng như các bộ phim, nam diễn viên thường được giao cho các vai diễn chính diện nhờ vóc người cao lớn, gương mặt đạo mạo và cương nghị. Chính những vai diễn đó đã mang đến thành công cho NSND Đức Trung.
Tên tuổi của ông gắn với nhiều vở kịch của Lưu Quang Vũ như Lời thề thứ 9, Lời nói dối cuối cùng, Mùa hạ cuối cùng, Sống mãi tuổi 17... Vai diễn khiến nam diễn viên nổi tiếng tự hào nhất chính là lần hóa thân thành Bác Hồ trong vở Lịch sử và nhân chứng.
NSND Đức Trung ở tuổi U90
Bên cạnh sự nghiệp sân khấu, NSND Đức Trung cũng hoạt động phim ảnh. Ông ghi dấu với những nhân vật hiền hậu, tốt bụng trong các phim Tội và tình, Kẻ tử tù tuổi 17, 12A và 4H, Vệt sáng ngược, Phóng viên thử việc...
Gần đây nhất nam diễn viên vào vai ông Phan trong phim truyền hình Hướng dương ngược nắng. Dù chỉ là tuyến vai phụ nhưng ông vẫn được gọi là “ông ngoại quốc dân” vì tính cách thấu hiểu, nhân hậu trong phim.
Trong hơn 40 năm theo nghiệp diễn, NSND Đức Trung cũng từng muốn đa dạng diễn xuất bằng cách nhận vai phản diện nhưng tất cả đều không gây được tiếng vang. Thậm chí, nhân viên đoàn phim còn từng đề nghị ông đừng nhận vai phản diện nữa vì “mặt bác không lừa được ai đâu”.
Diễn viên Đức Trung trong một số bộ phim truyền hình những năm gần đây
Sau hơn 20 năm cống hiến cho Nhà hát Tuổi trẻ, ông nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục gắn bó với sân khấu, miệt mài làm việc cùng đoàn kịch của NSƯT Chí Trung và đào tạo diễn xuất. Đức Trung được vinh danh trong danh sách 77 nghệ sĩ được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND vào năm 2023.
Đây là một thành quả đáng tự hào vào tuổi xế chiều của người nghệ sĩ gạo cội. Khi nhiều bạn bè và người quen ngạc nhiên hỏi tại sao đến bây giờ ông mới được nhận danh hiệu, Đức Trung chỉ giải thích đơn giản: “Có thể nói cuộc đời làm nghệ thuật của tôi hơn 60 năm chỉ biết cống hiến và cống hiến, quên luôn việc làm hồ sơ. Vì thế ở tuổi 85, tôi mới nhận danh hiệu NSND”.
Cuộc sống bình yên tuổi xế chiều
Hiện tại, NSND Đức Trung và vợ – nhà lý luận và phê bình sân khấu Hồng Việt – đang sống trong căn nhà tập thể tại Hà Nội. Bà Hồng Việt, kém ông 8 tuổi, từng là diễn viên của Đoàn Kịch nói Quân đội cùng chồng, rồi chuyển sang nghiên cứu sân khấu.
Cả hai đều chia sẻ niềm đam mê với sân khấu và nghệ thuật, giữ gìn hôn nhân hạnh phúc suốt hơn nửa thế kỷ. Họ yêu thích cuộc sống tự do, chọn sống riêng và chỉ tụ họp bên con cháu vào cuối tuần.
Để có sức khỏe tốt ở tuổi xế chiều, NSND Đức Trung đi bộ mỗi ngày, tập diễn kịch để luyện trí nhớ.“Các lời mời đóng phim thì vai nào tôi thấy phù hợp mới nhận vì còn phụ thuộc vào sức khỏe nữa. Bây giờ có tuổi nên tôi chỉ làm những gì mình thích”, NSND Đức Trung nói.
Vợ chồng nam NSND có 3 người con, trong đó chỉ có người con cả là diễn viên Lê Tuấn Anh – nối nghiệp bố trong lĩnh vực nghệ thuật. Lê Tuấn Anh sinh năm 1970, bén duyên với nghệ thuật từ rất sớm khi mới 9 tuổi, anh đã được chọn đóng phim nhựa.
Khác với bố mình, Lê Tuấn Anh thường đảm nhận những vai diễn phản diện “giang hồ, xã hội đen” trong nhiều bộ phim truyền hình như Quỳnh Búp Bê, Phố trong làng, Hành trình công lý… Năm 2023, anh được trao tặng danh hiệu NSƯT, mang lại niềm vui nhân đôi cho bố khi Đức Trung cũng nhân danh hiệu NSND trong lần này.
Diễn viên Lê Tuấn Anh trong phim Quỳnh Búp Bê
2 bố con NSND Đức Trung và NSƯT Tuấn Anh
Diễn viên Lê Tuấn Anh cho biết sau khi nghỉ hưu, bố anh NSND Đức Trung có cuộc sống bình yên bên gia đình, vẫn theo dõi các bộ phim truyền hình và bàn luận với các con. “Bố tôi là người hiền lành. Ông là nghệ sĩ mà lại… không giống nghệ sĩ, lúc nào cũng nghiêm nghị. Các vai diễn ở sân khấu và truyền hình như “bê” chính con người của ông từ ngoài đời lên phim”, nam NSƯT nói về bố
News
Cả nhà đang đi ăn tối thì chồng cứ liên tục có chuông điện thoại reo lên, anh không nghe mà lại tắt đi rồi cầm máy nhắn tin rồi xin phép về sớm có việc để tôi cùng mẹ chồng bắt taxi đi về. Một lúc sau định vị trong điện thoại báo anh đang ở khách sạn, tôi mách mẹ chồng đến tận nơi rằn mặt. Tưởng đôi trẻ sẽ chìm đắm trong hạnh phúc nhưng cô bồ lập tức cứ-ng h-ọng không còn dám bén mảng khi gặp nhân vật này
Tối hôm đó, cả nhà đang dùng bữa vui vẻ thì điện thoại của chồng tôi cứ liên tục reo lên. Anh nhìn màn hình, không nghe máy mà chỉ nhắn tin đáp lại. Chốc lát sau, anh xin phép…
Trong ngày cưới, bố mẹ chồng lên trao cho 5 cây vàng, tôi chắc mẩm ‘ chuột sa chĩnh gạo rồi đây’. Xong việc hai vợ chồng mới ngồi đếm phong bì, đến phần quà của bố mẹ thì chồng mới dám thú nhận toàn bộ số vàng đó là vàng giả, tôi ôm hận xách valy thẳng về nhà mẹ đ-ẻ
Ngày cưới, tôi trong chiếc váy trắng tinh khôi, lòng tràn đầy hạnh phúc và mong đợi về một khởi đầu mới. Trước sự chứng kiến của mọi người, bố mẹ chồng tiến lên trao cho chúng tôi món…
Đi du học rồi yêu luôn ông chú U60, suốt 3 năm nay chưa bao giờ tôi thấy mặt bố chồng tương lai. Mãi đến dịp cả nhà đi du lịch chung mới có cơ hội chạm mặt, vừa nhìn thấy tôi đã tái mặt khi biết bố đ-ẻ của anh chính là ông nội của mình
Ba năm trước, tôi đi du học và tình cờ gặp anh – một người đàn ông U60 nhưng đầy phong độ, cuốn hút và thông minh. Chúng tôi nhanh chóng gắn bó, bất chấp khoảng cách tuổi tác….
Mẹ chồng ốm l-ẫn, tháng nào anh cả cũng gửi 20 triệu để tôi lo liệu, mua đồ tẩm bổ cho mẹ nhưng thấy ngon ăn nên tôi ỉm luôn để tiêu sài. Mọi chuyện chẳng có gì để nói cho tới hôm bà qua đời, lật tấm chiếu lên tôi s-ởn g-ai ố-c thấy tờ giấy A4 bên dưới
Mẹ chồng tôi già yếu và mắc bệnh đãng trí, ngày qua ngày tôi là người trực tiếp chăm sóc bà. Tháng nào anh cả cũng gửi 20 triệu để tôi lo liệu, mua đồ bổ dưỡng cho bà. Nhưng…
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc nhưng phận làm dâu nên tôi cũng chẳng dám ho he. Anh chị đến nhận phần xong đi về hết để bà nằm đó bơ vơ một mình, lúc sau bà gọi tôi lại đưa cho một tờ giấy… dở ra đọc thì ối dồi ôi…
Suốt 13 năm qua, tôi đã tận tụy chăm sóc mẹ chồng, từ khi bà còn khỏe cho đến lúc sức yếu, chẳng một lời kêu ca. Ngày ngày, tôi lo từng bữa ăn, từng viên thuốc, chỉ mong…
Mẹ chồng đưa 500k bảo làm 2 mâm cỗ sang sang đãi khách, tôi cầm tiền xong tặc lưỡi bảo ‘dễ ợt, chỗ này ăn cả tôm hùm cũng đủ’… đến khi dọn mâm lên thì cả nhà cho-á-ng vá-ng
Hôm đó, mẹ chồng đưa cho tôi 500 nghìn, bảo tôi chuẩn bị hai mâm cỗ sao cho “sang sang” để đãi khách. Nhìn số tiền trong tay, tôi bật cười thầm nghĩ: *“Chừng này tiền mà đòi cỗ…
End of content
No more pages to load