×

Cả showbiz b-à-ᵰg h-òa-ᵰg ƙhi ᵰghe tiᵰ ᵰam đạo diễᵰ tài ᵰăᵰg vừa ǫua đời

PGS.TS Trần Trí Trắc rời cõi tạm lúc 20h50 ngày 27/9, hưởng thọ 82 tuổi. Trích đoạn “Tùng lò gạch” trong vở “Người đàn bà bất hạnh” do ông sáng tác kiêm đạo diễn đã đưa tên tuổi danh hài Xuân Hinh đến với khán giả.

PGS.TS Trần Trí Trắc rời cõi tạm lúc 20h50 ngày 27/9, hưởng thọ 82 tuổi. Ông sinh năm 1943 tại làng Nho Tống, (nay là tiểu khu Phú Thịnh, Phú Minh, Phú Xuyên, TP. Hà Nội). Ông là thông gia của đạo diễn, NSND Bùi Đình Hạc.

Trước khi trở thành cây viết lý luận phê bình sân khấu , ông từng là diễn viên xuất sắc của Đoàn Chèo Lúa mới Hà Tây thông qua các vai diễn như Tân (vở Trước giờ tái ngũ), ông bố (vở Đường xuân), Đức (vở Chị Nhàn), Việt (vở Đôi mắt), Thư ký (vở Bản danh sách điệp viên), Lê Huy (vở Tiền tuyến gọi), Bác sĩ (vở Lửa hậu phương), Ngô Thì Nhậm (vở Ngô Thì Nhậm) 

Ông còn tham gia sáng tác kịch bản sân khấu . Năm 23 tuổi, ông viết kịch bản đầu tay Trước giờ tái ngũ , được Đoàn Ca Múa Kịch Hà Tây dàn dựng và biểu diễn.

Từ đó đến nay, ông đã sáng tác khoảng 30 kịch bản, giành được 19 giải thưởng, trong đó có 4 giải A, 5 giải B. Ông là người đứng sau thành công của các vở như Sóng, Lời ru tình đời Đường xuân Bài thơ nghĩa tình Hoa rừng và thanh gươm Tùng lò gạch Vượt vũ môn…

Trích đoạn Tùng lò gạch trong vở Người đàn bà bất hạnh do PGS.TS Trần Trí Trắc sáng tác kiêm đạo diễn đã trở thành mẫu mực về trích đoạn chèo hay đề tài hiện đại, được nhiều nghệ sĩ biểu diễn, gắn với tên tuổi của nghệ sĩ chèo Xuân Hinh và Quốc Trượng.

 - Ảnh 1.

Trích đoạn Tùng lò gạch trong vở Người đàn bà bất hạnh do PGS.TS Trần Trí Trắc sáng tác kiêm đạo diễn đã đưa tên tuổi của danh hài Xuân Hinh đến với đông đảo khán giả.

Từ năm 1973-1979, ông theo học Đại học chuyên ngành Lý luận phê bình sân khấu tại Học viện Sân khấu – Âm nhạc – Điện ảnh Leningrad (Liên Xô cũ). Sau khi tốt nghiệp, PGS.TS Trần Trí Trắc về nước đảm nhiệm vị trí Trưởng Ban Nghiên cứu Sân khấu, Viện Sân khấu thuộc Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ VHTTDL), kiêm Tổ trưởng bộ môn Lý luận Biên kịch của trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội.

Năm 1983-1986, ông tiếp tục theo học nghiên cứu sinh tại Học viện Sân khấu – Âm nhạc – Điện ảnh Leningrad. Từ năm 1986 đến nay ông đảm nhiệm nhiều vị trí như chuyên viên cao cấp của Cục Nghệ thuật biểu diễn, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật của Hội Sân khấu Hà Nội (nhiệm kỳ 2015-2020), Phó Trưởng Ban Lý luận của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (nhiệm kỳ 2019-2024)…

 - Ảnh 2.

PGS.TS Trần Trí Trắc là tác giả nhiều tác phẩm lý luận phê bình sân khấu nổi tiếng.

Ông có khoảng 300 bài lý luận phê bình sân khấu đăng trên các tạp chí chuyên ngành và 11 công trình nghiên cứu khoa học viết riêng.

PGS.TS Trần Trí Trắc còn có nhiều cống hiến cho sự nghiệp đào tạo ngành văn hóa nghệ thuật. Ông đã hướng dẫn 20 thạc sĩ, tiến sĩ bảo vệ thành công luận văn, luận án, giảng dạy hơn 5.000 tiết cho nhiều thế hệ sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh tại các trường đại học và các viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật.

Lễ viếng PGS.TS Trần Trí Trắc được tổ chức vào hồi 6h00 ngày 28/9 tại quê nhà. Lễ truy điệu và đưa tang từ 9h-9h30 ngày 29/9. Ông được hỏa táng tại đài Hóa thân Hoàn Vũ (Văn Điển, Hà Nội) và an táng tại Nghĩa trang nhân dân (thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, Hà Nội).

Related Posts

Our Privacy policy

https://tinhay8.com - © 2024 News