Ánh nắng xuyên qua rèm cửa phòng bệnh viện, soi rõ gương mặt mệt mỏi nhưng vô cùng hạnh phúc của tôi. Đón đứa con gái đầu lòng chào đời, vợ chồng tôi vui mừng khôn xiết. Người thân và bạn bè lần lượt gửi lời chúc phúc và quà tặng, phòng bệnh tràn ngập đủ loại đồ dùng sơ sinh.
Vì là cháu đầu nên bà ngoại – mẹ ruột tôi sẽ hỗ trợ chăm cháu, còn mẹ chồng thì đang đón xe dưới quê lên. Tôi sinh con vào sáng sớm, đến trưa thì mẹ chồng tới bệnh viện thăm cháu và con dâu. Tôi thấy bà mang theo một túi đồ lớn, vui vẻ nói:
– Chúc mừng con “mẹ tròn con vuông” nhé! Mẹ không có gì nhiều để cho cháu, nên đã thu dọn một ít quần áo cũ của em bé từ các họ hàng người thân, con có thể tiết kiệm được một ít tiền đấy! Trẻ con lớn nhanh lắm nên ba thứ này không nên sắm sửa nhiều kẻo phí phạm con à!
Ảnh minh hoạ
Tôi liếc nhìn túi quần áo cũ mà tức điên. Mặc dù điều kiện gia đình không quá giàu có, nhưng cũng không đến nỗi tôi để con phải mặc lại quần áo cũ của người khác. Hơn nữa, mẹ chồng làm như vậy chẳng phải có chút keo kiệt sao, đây là đứa con đầu tiên của con trai út bà cơ mà.
Tôi kìm nén cơn tức giận, chẳng buồn mở ra xem. Đến khi mẹ chồng đi ra ngoài, tôi mới than vãn với chồng vài ba câu về chuyện này. Cháu mới sinh làn da nhạy cảm, vậy mà bà nội nỡ lòng nào cho cháu mặc đồ đã qua biết bao cơ thể, không có lợi gì mà còn hại cháu đổ bệnh ra.
Càng nhìn túi quần áo tôi càng giận mẹ chồng, liền bảo ông xã vứt đi. Thế nhưng anh lại có chút không nỡ, dù sao đây cũng là tấm lòng của mẹ, vứt đi thì có chút bất lịch sự, không tôn trọng. Nói rồi anh ấy mở túi quần áo ra kiểm tra. Lúc này anh bỗng hét lớn:
– Ôi, có cái gì ở bên trong em nè!
Khi chồng lôi thứ đồ đó ra, cả anh và tôi đều ngay lập tức chết lặng. Đó là một cuốn sổ tiết kiệm có tên tôi và một lá thư được bọc cẩn thận trong túi vải màu đỏ. Tôi run rẩy mở phong bì, bên trong là dòng chữ của mẹ chồng: “Con dâu à, mẹ biết nếu không làm thế này thì con sẽ nhất quyết không nhận. Nhưng mẹ nghĩ, đã không có công chăm sóc con và cháu thì coi như mẹ bù đắp chút kinh tế để các con có thể nuôi dạy cháu của mẹ tốt nhất. Con đừng từ chối nhé, hãy dùng cho những việc con cần và thấy xứng đáng”.
Ảnh minh hoạ
Nhìn những con số trên sổ tiết kiệm, tôi choáng váng. Hóa ra, mẹ luôn quan tâm đến gia đình tôi nhưng cách thể hiện của mẹ không phô trương ra bên ngoài, thậm chí đôi lúc khiến tôi hiểu lầm là bà không thích mình. Tôi không biết để có được số tiền lớn này, mẹ chồng đã tằn tiện ra sao. Cầm món quà bà nội tặng cháu trên tay, tôi cảm động rơi nước mắt.
Dẫu tôi rất vui và hạnh phúc trước tấm lòng của mẹ chồng, thế nhưng tôi vẫn quyết định không nhận lấy số tiền đó mà sẽ gửi lại cho bà. Dù sao mẹ cũng lớn tuổi rồi, không làm ra tiền nữa nên số tiền này nên để mẹ dưỡng già. Với tôi vật chất không quá quan trọng, chỉ cần biết bà thương cháu là tôi đã vô cùng trân quý và biết ơn rồi. Tuy không nhận tiền, nhưng về số quần áo cũ đó, chắc tôi cũng sẽ gửi lại mẹ, tôi không thể cho con sử dụng được. Trong chuyện này, hẳn nhiều bà mẹ cũng sẽ có cùng quan điểm với tôi…
Tâm sự từ độc giả lanphuong…@gmail.com
Trên thực tế, việc cho trẻ nhỏ mặc lại đồ cũ của người khác là vấn đề mà nhiều phụ huynh đang phải đối mặt. Việc sử dụng lại đồ cũ có thể giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường, nhưng nó cũng có thể gây ra một số vấn đề. Một trong những vấn đề đó là vấn đề vệ sinh.
Đồ cũ có thể chứa vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh, nếu trẻ mặc lại đồ cũ của người khác, trẻ có thể dễ tiếp xúc với các tác nhân này, và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, việc trẻ mặc lại đồ cũ của người khác cũng có thể ảnh hưởng đến vấn đề tâm lý. Một số đứa trẻ sẽ cảm thấy không thoải mái, hoặc tự ti khi mặc lại đồ cũ của người khác, và cảm thấy mình không được bố mẹ quan tâm đúng mức. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự tự tin và phát triển tâm lý của trẻ.
Tuy nhiên, việc sử dụng lại đồ cũ cũng có nhiều lợi ích. Đồ cũ thường có giá trị kỷ niệm đặc biệt với người cho hay người nhận, và việc sử dụng lại đồ cũ có thể giúp trẻ nhớ lại những kỷ niệm đó. Ngoài ra, việc sử dụng lại đồ cũ còn là một cách tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường, giúp trẻ học cách được tính tiết kiệm và quý trọng môi trường.
Nếu quyết định cho trẻ mặc đồ cũ, phụ huynh cần chắc chắn rằng đồ cũ đã được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng trước khi cho trẻ sử dụng. Đồng thời, phụ huynh cũng cần trao đổi với trẻ về việc sử dụng lại đồ cũ, giải thích cho trẻ về giá trị của đồ cũ và thông tin về người đã sử dụng trước đó. Điều này giúp trẻ hiểu rõ hơn về việc sử dụng lại đồ cũ, và giảm thiểu những vấn đề tâm lý có thể phát sinh.