Dù rất vui mừng trước thành tích của con nhưng có người mẹ vẫn đành khuyên con gác lại ước mơ học đại học để đi xuất khẩu lao động.

Mẹ muốn con đi xuất khẩu lao động dù con đã đậu đại học Y


Con đỗ đại học Y nhưng mẹ muốn con đi xuất khẩu lao động

Đậu đại học là niềm vui của nhiều bạn trẻ, thế nhưng đây cũng là áp lực của nhiều gia đình. Nguyên nhân xuất phát từ việc thiếu thốn kinh tế, để chu cấp cho con 4 – 5 năm trên giảng đường vốn không phải chuyện đơn giản. Chính vì vậy, dù rất vui mừng trước thành tích của con nhưng có gia đình vẫn đành khuyên con gác lại ước mơ học đại học. Câu chuyện dưới đây là một điển hình!

Theo chia sẻ của một người mẹ trên một diễn đàn mạng xã hội, con chị đậu đại học Y Hà Nội, thế nhưng vợ chồng chị làm nông nên kinh tế khá khó khăn. Không chỉ có con lớn đại học, gia đình còn 2 con nhỏ cũng đang tuổi ăn học nên người mẹ này mong người con lớn đi xuất khẩu lao động để phụ giúp gia đình. Tuy nhiên, do chị khó mở lời nên đăng đàn lên mạng xã hội để mong mọi người bày cách cho chị dễ ăn nói với người con lớn.

Con đỗ đại học Y nhưng mẹ muốn con đi xuất khẩu lao động và cuộc tranh luận không hồi kết Ảnh 1
Bài chia sẻ của người mẹ gây xôn xao bàn tán trên mạng xã hội

Đáng nói, bên dưới phần bình luận bài viết của mình, người mẹ này tiếp tục thông báo về quyết định mới nhất như sau: “Mình quyết rồi, không nhất thiết phải học đại học, rất nhiều người quanh nhà đi Nhật vài ba năm vẫn giàu có xây được nhà. Trước đó con đồng ý đi xuất khẩu lao động rồi mà con giấu bố mẹ vẫn đi thi đại học”.

Ngay sau khi câu chuyện này xuất hiện trên mạng xã hội lập tức nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều ý kiến trái chiều đã được dân mạng bàn luận rôm rả.

‘Phải ở hoàn cảnh của họ thì mới biết được lý do tại sao?’

Theo đó, một bộ phận dân mạng cho rằng, họ không muốn phán xét quá nhiều câu chuyện này và đồng cảm với người mẹ. Các ý kiến này cho rằng, bố mẹ nào cũng vui mừng khi con đậu đại học. Tuy nhiên, để quyết định không cho con đi học họ cũng phải đắn đo và cân nhắc rất nhiều.

Điều kiện kinh tế là thứ rất quan trọng khi đầu tư cho con đi học đại học. Do đó, khi biết gia đình không có kinh tế, bố mẹ định hướng cho con đi xuất khẩu lao động cũng không có gì là sai.

Con đỗ đại học Y nhưng mẹ muốn con đi xuất khẩu lao động và cuộc tranh luận không hồi kết Ảnh 2‘Phải ở hoàn cảnh của họ thì mới biết được lý do tại sao?’. Ảnh minh hoạ

Phải ở hoàn cảnh của họ thì mới biết được lý do tại sao. Chứ bố mẹ nào chả hãnh diện với đời khi con đỗ đại học Y”

“Các bạn quyết định giúp rồi có phụ người ta nuôi con không, nuôi 1 sinh viên Y, thêm 2 em nhỏ ở nhà không hề dễ dàng. Tốt nhất là không giúp được thì không nên ý kiến”

“Học 6 năm tốn 500 triệu, ra trường đi làm 10 năm chưa chắc lấy lại được vốn. Bố mẹ người ta không có kinh tế nên tính toán kỹ lắm. Như mình thấy định hướng của bố mẹ bạn ấy cũng chẳng có gì sai”, là những bình luận mà cư dân mạng để lại.

‘Vì tiền mà muốn con phải xa xứ, tước đi tương lai sáng lạn của con’

Một bộ phận ý kiến khác tỏ ra khá gay gắt với quyết định của người mẹ. Theo đó, dân tình chỉ trích người mẹ “tham lam và ích kỷ”, chỉ muốn con kiếm tiền trong khi con đang tuổi ăn học. Bên cạnh đó, việc đi xuất khẩu lao động có thể giải quyết vấn đề tiền bạc trước mắt nhưng lại tước đi cơ hội phát triển tương lai của con.

Bên cạnh đó, các ý kiến này cũng cho rằng, bây giờ việc đi xuất khẩu lao động cũng không phải là “miếng mồi béo bở”, dễ kiếm tiền như trước đây. Do đó, quyết định đầu tư vào việc học hành vẫn sẽ tốt hơn cho tương lai.

“Người ta thì muốn con đỗ đại học này, đại học kia. Đây đỗ hẳn Y rồi mà còn muốn con đi xuất khẩu lao động. Con giấu đi thi là con không muốn đi xuất khẩu lao động rồi mà giờ lại ép con. Học xong tương lai còn hơn khối người đi xuất khẩu lao động. Còn đi xuất khẩu lao động 3, 4 năm xong về rồi làm gì? Đi làm công nhân à?”

“Đại học nhiều loại đại học và giờ đại học không phải là con đường duy nhất nhưng nếu đỗ đại học Y mà không đi học để đi xuất khẩu lao động vài năm rồi về đi làm công nhân thì lãng phí nhân tài quá”

“Mẹ thế này thì tham tiền. Khổ lắm người ta mới đi xuất khẩu lao động kiếm tiền phụ giúp gia đình. Còn đây thì mẹ vì tiền muốn con phải đi làm xa xứ”.