Lỗi “không chính chủ” chính là việc chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được mua; được cho hay được tặng.

Người điểu khiển xe khi CSGT kiểm tra thì các chủ thể đó sẽ cần xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ sau thì sẽ không bị xử phạt về lỗi đi xe không chính chủ:

– CMND/CCCD của người điều khiển phương tiện.

– Giấy đăng ký xe.

– Bằng lái xe của người điều khiển phương tiện.

– Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.

– Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).

(Theo khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008)


Giấy tờ cần có khi đi xe không chính chủ

Giấy tờ cần có khi đi xe không chính chủ

Đi xe không chính chủ có bị phạt không? Mức phạt bao nhiêu?

Theo quy định đề cập ở trên thì người điều khiển xe mà xe đó mượn từ bạn bè, người thân hay các chủ thể khác thì sẽ không bị phạt về lỗi đi xe không chính chủ. Mà chỉ bị xử phạt về lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe đúng theo quy định.

Mức phạt với xe không chính chủ

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP; hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe có mức phạt khác nhau. Tùy vào loại xe không đăng ký:

Đối với Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy.

Đối với cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.

Đối với tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.2 triệu đồng.

Đối với không làm thủ tục đăng ký sang tên ô tô.

Đối với cá nhân vi phạm sẽ  bị phạt từ 02 – 04 triệu đồng.

Đối với tổ chức vi phạm sẽ bị phạt từ 04 – 08 triệu đồng.

Quy định được cụ thể hóa như sau:

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ…

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe; (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng; được phân bổ, được điều chuyển; được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;…

7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo; xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:…

l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;

Về trường hợp con mượn xe của bố, vợ mượn xe của chồng, mượn xe của người khác thì có bị xử phạt lỗi không chính chủ không hiện Không có quy định nào xử phạt người đi mượn xe. Trong một nhà, vợ, chồng, con cái, anh em đi xe của nhau là hết sức bình thường, chỉ cần cầm đăng ký đi là được.
Mức phạt với xe không chính chủ

Mức phạt với xe không chính chủ

Tuy nhiên, những xe không chính chủ sẽ bị xử phạt trong 2 trường hợp: Khi đi đăng ký, đăng kiểm xe, cơ quan chức năng phát hiện xe đã quá thời hạn chuyển nhượng (quy định sau 30 ngày mua bán chuyển nhượng phải sang tên phương tiện), nếu quá 30 ngày không đăng ký sẽ bị phạt theo lỗi không sang tên đổi chủ.

Hai là khi xảy ra va chạm hoặc tai nạn giao thông (TNGT) , cần phải có chính chủ xe đến giải quyết. Nếu xe không chính chủ sẽ bị xử phạt.