Bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai cho thấy doanh nghiệp này đang gặp nhiều khó khăn.

Chân dung Cường Đô La: Từ công tử phố núi ăn chơi khét tiếng đến người đàn  ông trưởng thành, ấm áp của gia đình

Từng thốt lên muốn tự tử, bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai cho thấy doanh nghiệp này đang gặp nhiều khó khăn.

Vận hạn tại Đà NẵngÔng Đặng Việt Dũng – Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Đà Nẵng đã ký văn bản số 2524/UBND-QLĐTh chỉ đạo tạm dừng thực hiện dự án Marina Complex tại khu vực bờ Đông thuộc phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà.

Marina Complex gồm 128 căn nhà phố liền kề kinh doanh, 78 căn biệt thự mặt tiền sông Hàn với diện tích từ 240m2 trong khuôn viên rộng 117.311m2. Tại đây còn có hai tòa tháp căn hộ, khách sạn và bến du thuyền ngay trước mặt dự án với hơn 1ha mặt sông và diện tích mặt nước rộng lớn.

Dự án Bất động sản và bến du thuyền (Marina Complex) do Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Nam Đà Thành hợp tác đầu tư. Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng là một công ty con của QGC với tỷ lệ sở hữu 90%, 10% còn lại do bà Nguyễn Ngọc Huyền My (em gái của Cường đô la) sở hữu. Đầu năm 2019, QCG đã giảm hơn 195 tỷ đồng vốn góp tại đây.

Liên tiếp dính vận đen, mẹ Cường đô la bế tắc muốn tự tử-1

Ảnh phối cảnh dự án 

Năm 2011, UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch lần đầu tại Quyết định số 906/QĐ-UBND ngày 26/1/2011, phần ranh giới dự án được tính từ mép trong công trình đê, kè Mân Quang trở vào trong, tổng diện tích dự án 175.512m2, trong đó diện tích đất phần đất liền là 105.520m2, diện tích đất mặt nước, cầu tàu là 63.003m2. Khu vực phía sông quy hoạch 13 khối tháp cao tầng (từ 16-33 tầng) và các công trình bảo dưỡng du thuyền; đất công viên, cây xanh là 7.065m2.

Sau đó, Tập đoàn VinaCapital đã chuyển nhượng cổ phần của Công ty trách nhiệm hữu hạn Bất Động sản và Bến du thuyền Đà Nẵng cho Công ty Quốc Cường Gia Lai tiếp tục thực hiện.

Qua các lần điều chỉnh quy hoạch tại Quyết định số 5559/QĐ-UBND ngày 3/8/2015, Quyết định số 658/QĐ-UBND ngày 3/2/2017 và lần gần đây nhất tại Quyết định số 5197/QĐ-UBND ngày 15/9/2017, dự án được điều chỉnh quy hoạch theo hướng tốt hơn khi tổng diện tích dự án điều chỉnh giảm còn 117.311m2, trong đó diện tích đất phần đất liền: 107.311m2, diện tích phần đất mặt nước, cầu tàu giảm từ 63.003m2 còn 10.000m2.

Ranh giới mặt nước cách luồng tàu chạy (do Cảng vụ Đà Nẵng quản lý) tăng từ 30m lên 60-200m nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến giao thông đường thủy; tăng diện tích công viên, cây xanh từ 7.065m2 thành 24.415m2. Khu vực phía sông điều chỉnh từ 13 khối tháp cao tầng còn hai khối tháp (chiều cao từ 16-33 tầng) và 57 căn biệt thự, góp phần giảm áp lực về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật tại khu vực; bố trí lối đi công cộng ven sông rộng 8m, không xây dựng tường rào, cổng vào khu vực phía sông, tạo thuận tiện cho người dân tiếp cận không gian dọc bờ sông.

Rút vốn loạt doanh nghiệp

 

Việc dự án Marina Complex bị tạm dừng đã góp phần nối dài “vận đen” của Quốc Cường Gia Lai trong thời gian gần đây.

Quốc Cường Gia Lai vừa công bố thông tin cho biết sẽ rút toàn bộ vốn tại công ty con giải thể do hoạt động không hiệu quả. Cụ thể, QCG sẽ giải thể công ty con là Công ty CP Bất động sản Hiệp Phát có trụ sở tại số 26 Trần Quốc Thảo, quận 3, TP.HCM do công ty này hoạt động không hiệu quả.

Liên tiếp dính vận đen, mẹ Cường đô la bế tắc muốn tự tử-2

Rút vốn tại nhiều doanh nghiệp

Theo dữ liệu trong báo cáo tài chính thì trước khi rút vốn, QCG sở hữu 90% vốn tại Công ty Bất động sản Hiệp Phát, tương ứng giá gốc đầu tư 134,3 tỷ đồng.

Trước đó, tại ngày 31/12/2018, QCG cũng đã hoàn tất việc chuyển nhượng 49,9% vốn cổ phần tại Công ty Cổ phần Bất động sản Sông Mã. Qua đó, QCG còn nắm giữ 49,9% quyền sở hữu và quyền biểu quyết tại Công ty CP Bất động sản Sông Mã, khoản đầu tư này trở thành khoản đầu tư vào công ty liên kết.

Tháng 1/2019, QCG đã giảm tỷ lệ góp vốn tại Công ty CP Chánh Nghĩa Quốc Cường từ 74,68% xuống còn 30,8%. Được biết công ty này thành lập vào ngày 25/9/2018 do bà Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Quốc Cường Gia Lai làm đại diện theo pháp luật. Như vậy, Chánh Nghĩa Quốc Cường sẽ không còn là công ty con của Quốc Cường Gia Lai.

Từng là “trùm'” trong lĩnh vực bất động sản, sở hữu nhiều vị trí đắc địa tại TP.HCM và các thành phố lớn như Đà Nẵng, Gia Lai,… nhưng công ty Quốc Cường Gia Lai vướng vào vòng xoáy của nợ nần. Tính đến cuối năm 2018, QCG có tổng cộng 6.894 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó, số nợ vay tài chính có phát sinh lãi là 593 tỷ.

Trong năm 2018, QCG chỉ ghi nhận khoản doanh thu thuần đạt 732 tỷ, giảm 15%. Lợi nhuận trước thuế từ đó cũng giảm tới 79%, chỉ đạt 106 tỷ đồng, tương đương 33% kế hoạch năm.