Tiêu Trần (Trung Quốc), 35 tuổi đã làm ở công ty được 5 năm. Thế nhưng vị trí của anh không lên cũng chẳng xuống, cứ giậm chân mãi ở một điểm. Mối quan hệ của anh với lãnh đạo không quá thân thiết nhưng cũng chẳng xa cách. Hai người ít khi tương tác, trò chuyện với nhau.

Một số người bạn khuyên Tiêu Trần thử đến và nói chuyện với lãnh đạo, đồng thời ngỏ ý mời sếp bữa tối. Điều này là để thúc đẩy mối quan hệ 2 bên và có thể giúp Tiêu Trần dành cơ hội thăng tiến.

Sau một thời gian suy nghĩ, anh quyết định đến phòng làm việc của sếp và mời anh ấy dùng bữa tối. Ban đầu sếp của Tiêu Trần khá bất ngờ, anh gửi lời cảm ơn nhưng sau đó lại từ chối: “Tối nay tôi có việc phải làm, nên không thể tham dự bữa tối mất rồi”.

Mời sếp ăn tối nhưng bị từ chối, kẻ ngốc mới nói “hẹn lần sau”, người EQ cao đáp ngay lời khéo léo- Ảnh 1.
Sau khi bị từ chối, mặt Tiêu Trần đỏ ửng lên, anh bối rối và vội vàng đáp: “Vâng, hẹn anh lần sau gặp ạ”. Sau đó anh nhanh chóng rời khỏi căn phòng. Kể từ đó, Tiêu Trần cũng không mời lãnh đạo thêm một lần nào nữa. Mối quan hệ giữa hai người càng trở nên lạnh nhạt, điều này khiến Tiêu Trần vô cùng lo lắng.

Sở dĩ mọi chuyện thành ra như vậy là bởi lãnh đạo cảm thấy trí tuệ cảm xúc của Tiêu Trần quá kém. Khi bị từ chối, anh không hề biết cách ứng biến mà còn khiến cả 2 bên đều ngại ngùng khó xử. Với cách xử lý tình huống như vậy, anh cũng không thích hợp cho vị trí quản lý.

Vậy chúng ta nên làm gì khi mời lãnh đạo ăn tối nhưng lại bị từ chối?

Mời sếp ăn tối nhưng bị từ chối, kẻ ngốc mới nói “hẹn lần sau”, người EQ cao đáp ngay lời khéo léo- Ảnh 2.


Khi chúng ta có ý định mời lãnh đạo hoặc khách hàng dùng bữa, tuy nhiên họ lại không tham gia được hoặc không muốn đi nên từ chối. Ngay lập tức, phần đông mọi người thường đáp lại: “Không sao, vậy hôm nào hẹn gặp lại bạn nhé”.

Nghe có vẻ đây là cách đáp thông dụng và quen thuộc nhất, thế nhưng lại chưa thể hiện được sự khéo léo tinh tế của bạn. Điều này vô tình sẽ thể hiện sự ngây thơ, ngô nghê của bạn, đồng thời có thể khiến người đối diện cảm thấy bị phớt lờ. Tệ hơn nữa, cách trả lời này còn làm cho mối quan hệ giữa hai người trở nên xa cách hơn và khó có thể gặp lại nhau được nữa.

Trước những lời từ chối của khách hàng quan trọng hay cấp trên, chúng ta nên vận dụng cách trả lời đạt đủ 3 tiêu chí: “Thấu hiểu- Gợi ý- Kỳ vọng”.

Thay vì người ngùng hẹn gặp lại lần sau, bạn hãy tự tin và khéo léo đáp thế này: “Thật đáng tiếc vì hôm nay chúng ta không thể ăn tối cùng nhau, tôi biết là bạn rất bận và lời mời hôm nay có vẻ hơi đột ngột. Tôi hy vọng bạn có thể sắp xếp lịch trình và dùng bữa tối với tôi vào một hôm khác. Tôi rất mong chúng ta có thể hợp tác trong tương lai và có cơ hội để hiểu nhau nhiều hơn”.

Mời sếp ăn tối nhưng bị từ chối, kẻ ngốc mới nói “hẹn lần sau”, người EQ cao đáp ngay lời khéo léo- Ảnh 3.
Cách trả lời như thế này vừa thể hiện được sự tiếc nuối của bạn, vừa thể hiện mong muốn được gặp lại lần sau. Lãnh đạo hoặc khách hàng sẽ thấy rõ hơn được thành ý và sự nhiệt tình trong lời mời của bạn.

Đôi khi chúng ta chỉ cần thay đổi một chút trong cách nói và thái độ sẽ khiến đối phương thoải mái hơn rất nhiều. Cho dù họ có bận thật hay không muốn tới đi chăng nữa thì sẽ cũng thấy được sự hiểu chuyện và cách ứng xử tình huống khéo léo của bạn.