Lời mẹ nói như nhát dao cứa vào tim tôi chảy máu. Tôi vốn nghĩ chỉ cần cố 3 năm ra ở riêng là có tất cả, nhưng cuộc sống này đang dần biến tôi thành kẻ hèn nhát và nhu nhược.
Xuất thân từ nông thôn, gia đình lại khó khăn nên tôi luôn ấp ủ giấc mộng giàu sang nơi thành phố. Từ những năm cuối cấp 2, rồi lên cấp 3 tôi đã ý thức rất rõ con đường đổi đời của mình là phải học thật giỏi và làm công việc kiếm được nhiều tiền.
Vì thế, tôi đã nỗ lực học tập không ngừng, đỗ được vào một trường đại học danh tiếng ở Thủ đô với ngành học triển vọng. Thế nhưng bước chân lên thành phố nhập học, tôi bắt đầu nhận ra cuộc sống ở đây thật không dễ dàng chút nào.
Mọi thứ đều đắt đỏ, số tiền bố mẹ chu cấp không thấm vào đâu, dù tôi rất tiết kiệm. Từ năm thứ 2, tôi bắt đầu chăm chỉ đi làm thêm nhưng cũng chỉ đủ để sống thoải mái hơn một chút. Tôi nhận ra mục tiêu kiếm tiền, mua nhà, làm người thành phố của tôi xa vời vợi.
Cuối cùng sau rất nhiều đêm nằm vắt óc suy nghĩ, tôi quyết định chọn một con đường ngắn hơn để hiện thực hóa giấc mơ của mình. Đó là yêu và lấy một cô vợ giàu có người thành phố. Vậy là, tôi bắt đầu tìm cách tiếp cận những đối tượng tiềm năng, bỏ qua mọi rung động tự nhiên của bản thân.
Tôi từng bẽ mặt nhiều lần vì bị các “tiểu thư” từ chối. Khi biết về xuất thân của tôi, họ đều không nhận lời tiến tới. Mãi sau này khi đi làm được vài năm, tôi mới lọt vào mắt xanh của con gái một sếp lớn.
Cô ấy kiêu kỳ, không xinh đẹp cho lắm, lại hơn tôi 2 tuổi. Thực lòng tôi không thích kiểu người như cô ấy, nhưng vì mục tiêu ấp ủ, tôi vẫn chủ động làm quen, tán tỉnh. Và cô ấy đã phải lòng tôi, chúng tôi chính thức là một cặp.
Ngày về ra mắt, tôi cảm nhận rõ bản thân bị coi thường nhưng vẫn nhẫn nhịn. Bố mẹ vợ phản đối nhưng con gái quyết tâm, nên họ cũng đành đồng ý cho chúng tôi kết hôn với điều kiện rõ ràng: Tôi phải ở rể 3 năm, sau đó nếu ổn thỏa họ sẽ mua nhà cho vợ chồng tôi ra ở riêng.
Lúc bấy giờ nhìn cơ ngơi nhà vợ rộng rãi sang trọng, tôi chẳng nghĩ ngợi gì nhiều mà đồng ý ngay. Thậm chí, tôi còn mơ tưởng về khoản thừa kế của vợ sau này mà khấp khởi mừng thầm. Thế nhưng, sau đám cưới, tôi vẫn bị ngộp.
Đi làm thì thôi, hễ về nhà tôi lại phải nhìn thái độ của mọi người trong nhà để cư xử. Lúc nào, tôi cũng phải đóng vai một người chồng yêu thương vợ hết lòng, người con rể hiếu thảo, em rể hiểu chuyện và biết phục tùng. Dù ăn ngon mặc sướng, có giúp việc trong nhà, tôi vẫn thấy mình chẳng khác nào người hầu.
Muốn đi đâu xa tôi đều phải xin phép. Bố mẹ vợ không thích tôi về quê, nên số lần tôi về thăm bố mẹ đẻ cũng ít dần. Kể cả tết Nguyên đán, tôi cũng chỉ tranh thủ về với bố mẹ được 1 ngày rồi lên luôn. Tuy có tiền cho bố mẹ nhiều hơn nhưng nhìn ánh mắt buồn bã của họ, tôi cũng chạnh lòng.
Cưới nhau gần 1 năm, vợ tôi có bầu. Cô ấy càng nũng nịu khó chiều hơn, lấn lướt tôi đủ đường nhưng tôi vẫn luôn cố gắng. Ngày vợ tôi sinh con trai, cả nhà vui như hội, tôi cũng có thêm động lực cố gắng để chờ hết 3 năm.
Bố mẹ tôi ở quê nghe tin cũng mừng lắm và nóng lòng muốn được gặp cháu nội. Họ nhanh chóng bắt xe lên thăm, nhưng nhà ngoại đầy sự ghẻ lạnh và khinh thường làm tôi bức xúc. Họ chê bai những món quà bố mẹ tôi mang đến, không cho ông bà đến gần cháu vì sợ không sạch sẽ lây bệnh.
Bố mẹ tôi ngỏ ý khi bé cứng cáp hơn thì cho về quê nội chơi liền bị mẹ vợ mỉa mai: “Ôi giời, ông bà nhớ thì lên thăm, chứ đưa cháu tôi về nơi quê làm gì cho tội nghiệp. Bố nó đã biết khôn về ở nhà này, cháu tôi dại gì mà về đấy”.
Bố mẹ tôi tối sầm mặt lại, biết hoàn cảnh của con nên cũng không dám gay gắt. Tôi thương họ nên đánh liều lên tiếng. Tôi bảo bố mẹ vợ không nên nói vậy, nhà tôi tuy ở nông thôn nhưng cũng rất sạch sẽ, hơn nữa cháu nội về thăm ông bà là điều rất bình thường.
Không ngờ, vừa dứt lời, tôi liên tiếp nhận những lời mắng nhiếc từ bố mẹ vợ: “Chạn vương nhà anh mà dám giáo huấn chúng tôi sao. Có giỏi thì về đấy mà sống, sao cứ bám lấy cái nhà này. Con H. ngu muội chọn anh, nhưng anh muốn gì chúng tôi biết hết. Không có dễ đâu nhé, biết điều thì im lặng mà sống, nhà này còn xem xét”.
Tôi vô cùng nhục nhã và xấu hổ trước mặt bố mẹ, nhưng chỉ biết cúi đầu. Tiễn ông bà ra về, mẹ tôi rơi nước mắt: “Sao con lại sống khổ thế này hả con. Giàu có cao sang mà làm gì khi mình không thể là chính mình…”.
Lời mẹ nói như nhát dao cứa vào tim tôi chảy máu. Tôi vốn nghĩ chỉ cần cố 3 năm ra ở riêng là có tất cả, nhưng cuộc sống này đang dần biến tôi thành kẻ hèn nhát và nhu nhược. Tôi cảm thấy vô dụng và uất ức vì không thể bênh vực được bố mẹ.
Tôi đã nghĩ đến ly hôn để giải thoát, nhưng nếu thế thì sự cố gắng bấy lâu nay của tôi thành công cốc. Hơn nữa con tôi còn quá nhỏ, tôi thương và sợ mất con. Xin mọi người cho tôi lời khuyên?
News
Vợ Đăng Khôi quá chất chơi, ai cũng bất ngờ với bộ ảnh mới đây
Dù đang bầu bí nhưng nhan sắc của Thủy Anh trong bộ ảnh cưới với Đăng Khôi khiến ai nấy bất ngờ. Kỷ niệm 11 năm ngày cưới, cặp đôi Đăng Khôi và Thủy Anh một lần nữa khiến khán…
‘Cô tiên từ thiện’ vừa bị b::ắt là ai?
Ngay sau khi Nguyễn Đỗ Trúc Phương (SN 1994, ngụ quận 1) bị khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy lan truyền, thông tin đời tư của ‘Cô tiên…
Diệp Lâm Anh khó yêu thêm ai sau đổ vỡ hôn nhân?
Chia sẻ sau vụ ly hôn, giành quyền nuôi con, Diệp Lâm Anh thể hiện sự buồn bã và khẳng định không có người mẹ nào muốn xa con: “Trái tim này quá đau, không thể nào đau hơn nữa. Đối với…
Cát Phượng chia sẻ xúc động về con trai khi suốt ngày “tấm ảnh cưới” của 2 mẹ con bị đưa ra câu view
Mới đây, Cát Phượng đăng ảnh chụp cùng quý tử và tâm sự, con dù lớn nhường nào vẫn chỉ là đứa trẻ trong lòng mẹ. Cát Phượng mong ước khi già đi, được con bảo vệ như ngày nào mình từng yêu thương,…
Việt Trinh lần đầu nói thẳng về chuyện bất hòa với Diễm Hương vì Lý Hùng
Mới đây, Việt Trinh chia sẻ lại một thước phim trong Tình nàng áo trắng 2. “Ký ức đẹp với chị Hồng Đào, chị Diễm Hương, Y Phụng”, cô viết. Nhiều khán giả để lại bình luận khen ngợi nhan sắc…
Người xưa có câu: “Trai tốt không lấy vợ mận gai, gái ngoan không gả chồng lêu lổng”, tại sao lại như vậy?
Cưới vợ gả chồng từ lâu đã là một trong những mốc quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng trong cuộc đời mỗi người. Đặc biệt là trong xã hội xưa, khi mà dư luận và danh dự gia đình,…
End of content
No more pages to load